Ông sui tiếp tục ve vãn và dụ con tôi bỏ chồng (tức con trai của
ông ta). Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc hôn nhân rạn nứt.
Ông sui tiếp tục ve vãn và dụ con tôi bỏ chồng (Ảnh minh họa)
Nghi án cha chồng “máu dê” hay một cách thóa mạ để trả thù?
Vụ án này hoàn toàn có thể gọi là kỳ án bởi
nguồn cơn xảy ra chỉ bắt nguồn từ một tấm hình cụt đầu người và một cơn
cuồng ghen, tuy nhiên còn có một điều đọng lại trong trí nhớ của các
điều tra viên đó là lá đơn tố cáo “vạch trần những điều xấu xa” của
người cha chồng chị Mai.
Gần chục ngày sau khi vụ án xảy ra, phòng
Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – Công an tỉnh Hậu Giang đã
nhận được một lá “Đơn xin khiếu nại tố cáo” (đồng gửi cho các cơ quan
tố tụng và Hội liên hiệp phụ nữ huyện Phụng Hiệp và cả tỉnh Hậu Giang)
của cha ruột chị Mai. Trong đơn, người cha đau khổ vì vừa mất đứa con
gái này đã tường trình lại toàn bộ những “khuất tất” phía sau mà theo
ông nó chính là những lí do chính khiến hạnh phúc lứa đôi của con gái
mình bị đổ vỡ và hậu quả cuối cùng khiến con gái ông phải chết thảm.
Theo những gì mà người cha này trình bày
trong đơn thì con gái ông từng kể rằng chị này về làm dâu nhà Lê Hoàng
Anh chưa được một năm thì người cha chồng đã nhiều lần có thái độ bất
nhã, giở trò ve vãn con dâu. Khi đó mẹ chồng chị, tức mẹ của Anh đi nuôi
mẹ đẻ bà này bị bệnh, còn Anh thì đi làm vắng nhà. Bất bình trước hành
vi thô thiển của bố chồng nên chị Mai đã kể lại cho chồng chị nghe nhằm
tránh những sự việc tương tự tái diễn.
“Lúc đó, ông sui xấu hổ nên đã năn nỉ
con tôi bỏ qua. Vì còn yêu chồng và nghĩ cũng chưa có hậu quả gì lớn xảy
ra nên con tôi đồng ý bỏ qua nhưng sau đó ông ta tiếp tục ve vãn và dụ
con tôi bỏ chồng (tức con trai ông ta). Thậm chí ông ta còn dám nói
rằng: “Nếu con tôi bỏ chồng thì ổng sẽ lo cho cuộc sống của con gái tôi
vì Hoàng Anh không biết làm ăn để nuôi vợ con. Nếu con sống với nó con
sẽ khổ suốt đời” nhưng mà con tôi nhất quyết không chịu thôi chồng vì vợ
chồng nó vẫn còn thương yêu nhau”, người cha đắng lòng kể lại.
Cũng theo ông lão, kể từ khi phát hiện ra
sự việc đó, thay vì phải thương yêu, quan tâm đến chị Mai thì thì gia
đình nhà chồng lại có thái độ đối xử tệ bạc với con dâu. Bản thân Anh là
chồng cũng “bán tín bán nghi” nên đối xử lạnh nhạt xua đuổi, nghi ngờ
Mai; bà mẹ chồng thì quay sang “ghen ngược” với con dâu. Trong khi đó
cha chồng cũng ra sức “gây khó dễ”. Mà hành động cụ thể nhất là buộc hai
vợ chồng chị Mai phải ra ở riêng giữa đồng không mông quạnh…Chính vì
vậy mà mâu thuẫn giữa chị Mai với gia đình nhà chồng ngày càng thêm sâu
sắc, còn quan hệ giữa hai vợ chồng ngày càng bị rạn nứt và cuối cùng đã
dẫn tới ly thân và ly hôn.
Quan hệ vợ chồng càng ngày rạn nứt và dẫn tới ly hôn (Ảnh minh họa)
Cuối lá đơn trình bày, ông lão bất hạnh này
đề nghị được nuôi đứa con gái của chị Mai để sau này “có người hương
khói cho mẹ nó”.
Người chết thì đã yên nghỉ dưới ba thước
đất nên không thể xác minh được thực hư những nội dung trong bức thư của
người cha bất hạnh đó ra sao, có đúng sự thật hay đó chỉ là cách người
ta thóa mạ nhau để trả thù, để thỏa mãn lòng tự ái? Tuy nhiên, có một
điều chắc chắn rằng cho dù những điều trong bức thư đó đúng hay sai thì
cũng không ảnh hưởng gì tới vụ án “Giết người” mà con
gái ông lão là người bị hại. Mặc dù vậy, bức “tâm thư” của ông lão bất
hạnh vẫn trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi trong lòng những người thụ lí
vụ án, dù những tình tiết đó nằm ngoài hồ sơ vụ án này.
Bị hại cũng một phần có lỗi
Ngày 27/3/2006, TAND tỉnh Hậu Giang đã mở
phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án trên. Tại phiên tòa cũng như trong suốt
quá trình điều tra, bị cáo Lê Hoàng Anh đều cho rằng: “Sau khi giết vợ
xong, bị cáo cảm thấy sợ hãi và ân hận nên đã quyết tâm tự sát bằng cả
hai biện pháp nhưng vẫn không chết”.
Tuy nhiên, lời biện hộ này của Anh đã không
thuyết phục được Hội đồng xét xử bởi nếu bị cáo thật sự muốn chết thì
có rất nhiều cách thức, biện pháp chứ không phải thực hiện lưng chừng
rồi bỏ đấy rồi sau đó là bỏ trốn. Theo tòa đây chỉ là những lời Anh nại
ra nhằm làm giảm nhẹ mức độ phạm tội nhưng hoàn toàn không mang tính
thuyết phục và đương nhiên không được xem là tình tiết giảm nhẹ cho bị
cáo.
Tòa nhận định rằng hành vi của bị cáo đã phạm vào tội “Giết người” với
các tính chất tăng nặng “có tính chất côn đồ”, phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng và nguy hiểm cho xã hội. Chỉ vì sự ghen tuông, ích kỉ của bản
thân cộng với bản tính côn đồ nên bị cáo đã cố ý tước đoạt tính mạng của
vợ mình, gây đau đớn cho gia đình bị hại và bất bình trong quần chúng
nhân dân nên cần phải xử lí nghiêm nhằm răn đe và phòng ngừa chung
cho xã hội.
Tuy nhiên, tòa cũng xem xét giảm nhẹ một
phần do trước tòa bị cáo đã tỏ ra biết ăn năn hối cải, gia đình đã bồi
thường, khắc phục được một phần hậu quả cho người bị hại. Sau khi cân
nhắc các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ, TAND tỉnh Hậu Giang đã tuyên
phạt Võ Hoàng Anh 14 năm tù về tội “Giết người” theo
Điều 93 Bộ luật Hình sự. Tòa cũng buộc bị cáo và gia đình phải bồi
thường cho đại diện người bị hại 17 triệu đồng tiền mai táng phí.
Vụ án khép lại, nhưng dư âm buồn của nó vẫn
còn dai dẳng mãi sau này, không chỉ là nỗi day dứt ám ảnh với riêng gia
đình bị cáo và bị hại mà nó còn là nỗi buồn cho nhân tình thế thái. Tan
vỡ, chia ly trong tình yêu và hôn nhân là chuyện vạn bất đắc dĩ, dù
không muốn nhưng đôi khi ta vẫn đành lòng chấp nhận.
Có điều, mọi người hãy chọn cho mình cách
ứng xử sao cho có văn hóa và nhân văn, trên tinh thần tôn trọng lẫn
nhau. Giá như trong vụ này, bị cáo biết cư xử bình tĩnh, thận trọng hơn.
Và giá như bị hại cũng có cách ứng xử tế nhị, khéo léo hơn khi chưa
giải quyết dứt điểm chuyện hôn nhân với bị cáo thì đừng vội dương dương
tự đắc “khoe” đã có “chồng mới” ngay trước mặt gã cuồng ghen thì có lẽ
đâu đến nỗi xảy ra thảm cảnh…?
Nguồn: xahoi.
Comments[ 0 ]
Post a Comment