Hôm nay (8/4), bản dự thảo Hiến
pháp mới nhất sẽ được trình Ủy ban dự thảo Hiến pháp sửa đổi.
Trong tuần qua, ban biên tập đã
khẩn trương phân loại, tổng hợp các ý kiến đóng góp của nhân dân. Bản dự thảo
mới nhất sau khi trình lên Ủy ban dự thảo sẽ tiếp tục được phân tích, góp ý
trước khi trình Ủy ban Thường vụ QH giữa tháng này.
|
UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến góp ý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ảnh: Minh Thăng |
Cũng theo kế hoạch, bản dự thảo
sẽ được trình tại Hội nghị Trung ương đầu tháng 5 tới, sau đó sẽ được xem xét,
cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội.
Thường trực Ban Biên tập dự kiến
sẽ có báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh sửa, bước đầu sẽ đưa ra một dự thảo mới
trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân.
Tháng trước, tại Hà Nội, ban biên
tập dự thảo đã trình phiên họp đại biểu QH chuyên trách bản báo cáo giải trình
sau 2 tháng tiếp nhận ý kiến nhân dân. Theo lập luận của ban biên tập, hầu hết
các ý kiến đều đồng tình cơ bản với những nội dung chính của dự thảo. Với những
góc nhìn khác (về điều 4, sở hữu tư nhân về đất đai, Tòa án Hiến pháp…), ban
biên tập cho rằng cứ giữ nguyên như dự thảo là phù hợp. Gần như, chỉ có một vấn
đề duy nhất được ban biên tập đưa vào “diện” sẽ nghiên cứu, tiếp thu là câu
chuyện thu hồi đất vì dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Song cho đến thời điểm hiện nay, đã có hơn 20 triệu lượt ý kiến của các tầng lớp nhân dân g
óp ý cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Người dân đã đọc rất kỹ
từng điều khoản Hiến pháp và bổ sung nhiều ý mới.
Như truyền thông đã đưa tin, ngay
tại phiên họp mới nhất của ban biên tập dự thảo Hiến pháp sửa đổi, nhiều nội
dung mà người dân góp ý đã được tiếp thu, với những thay đổi đáng chú ý. Gần đây
nhất, bản kiến nghị của Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương cũng đã được
chuyển tới Ủy ban dự thảo với nhiều đề xuất mới mẻ và cụ thể như làm rõ vai trò Chủ tịch nước; trao thực quyền cho Hội đồng Hiến pháp; viết điều 4 ngắn gọn,
đúng kỹ thuật lập hiến.
Như vậy, có cơ sở để tin rằng
hình hài bản đạo luật gốc sắp tới sẽ phản ánh được ý nguyện của nhân dân, với
những chỉnh lý và tiếp thu phù hợp. Như Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, việc tiếp thu ý kiến dân cần nêu rõ cơ sở, lý lẽ, có sự lập luận chặt chẽ. Đối
với những ý kiến chưa tiếp thu cần có sự giải trình với đầy đủ lý lẽ.
Lê Nhung
Comments[ 0 ]
Post a Comment