Ngày 4/4, Thủ tướng đã có công điện yêu cầu các
ngành quyết liệt ngăn gia cầm nhập lậu, chống sự xâm nhiễm H7N9 từ
Trung Quốc lan sang. Bộ Y tế cũng đã họp khẩn bàn chống dịch.
Thủ tướng yêu cầu c
ác bộ ngành, UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phía Bắc chỉ đạo quyết liệt, phòng
ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập
khẩu trái phép. Lực lượng thú y đặc biệt tại các tỉnh biên giới
tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, bắt giữ và xử lý vi
phạm; tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm dịch...
Chiều cùng ngày, Bộ Y tế cũng đã họp khẩn bàn vấn đề chống dịch cúm
H7N9. Ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Y tế Dự phòng cho biết, nguy cơ
bùng phát dịch cúm A/H7N9 tại nước ta là rất lớn. Virus cúm này vốn chỉ
gây bệnh trên đàn gia cầm nhưng nay lại gây bệnh ở người dẫn đến tử
vong. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa rõ về nguồn lây, phương thức
lây truyền, cách thức điều trị, cũng như biện pháp dự phòng. Đáng ngại
là virus có thể biến đổi, kết hợp với các chủng khác thành chủng mới với
độc lực cao. Trong khi đó, hiện vẫn chưa có văcxin và thuốc điều trị
đặc hiệu đối với virus này.
Giáo sư Trịnh Quân Huấn, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế cũng khẳng
định, virus cúm A/H7N9 thuộc nhóm nguy cơ lây từ động vật sang người.
Virus này chủ yếu tồn tại trên gia cầm, chim hoang dã. Đây là lần đầu
tiên, virus này lây bệnh cho người. Người bệnh thường có biểu hiện viêm
kết mạc và viêm phổi cấp, tuy nhiên độc tính không cao như virus H5N1.
|
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra máy soi thân nhiệt tại sân bay Nội Bài chiều 4/4. Ảnh: N.P. |
Theo ông Huấn, hiện nay vấn đề quan trọng là giám sát dịch ở đàn gia
cầm và chim hoang dã, vì thế trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn là rất lớn. Hiện chưa phát hiện virus H7N9 trên gia cầm
cũng như người tại Việt Nam.
“Tổ chức Y tế thế giới cho biết chưa có bằng chứng về sự lây truyền
virus từ người này sang người khác. Tại Trung Quốc, trong một gia đình
đã có 2 người tử vong, như vậy lây chéo chưa có nhưng khả năng do tiếp
xúc trực tiếp”, giáo sư Huấn cho biết.
Vấn đề chẩn đoán phân biệt bệnh sẽ có khó khăn, theo thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc Bệnh việt Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Lý do là vì về mặt lâm sàng biểu hiện bệnh cúm do virus H7N9 không có sự khác biệt so với cúm H5N1 hay các chủng cúm khác như ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt… Vì thế, xác định yếu tố dịch tễ liên quan là rất quan trọng, có thể liên quan đến gia cầm hoặc đi từ vùng dịch về.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trước đây một số nước
như Hà Lan, Canada, Mỹ, Mexixo từng phát hiện các ca mắc cúm H7N7, H7N3…
nhưng những ca mắc cúm H7N9 ở Trung Quốc là lần đầu. Theo báo cáo bước
đầu thì virus cúm này nhạy cảm với Tamiflu. Vì thế, các bệnh viện cần
lên kế hoạch chuẩn bị đủ cơ số thuốc cần thiết. Ngay trong tuần sau Bộ
sẽ ban hành phác đồ điều trị.
Thứ trưởng cũng khuyến cáo, người dân
không nên hoang mang, áp dụng các biện pháp dự phòng thông thường, đơn
giản nhất rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn trước khi ăn,
sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với gia cầm. Khi bị ho, hắt hơi, sổ mũi thì
cần đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Chiều nay, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng tới kiểm tra việc phòng dịch cúm H7N9 tại sân bay Nội Bài, Hà Nội.
Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế thuộc sân bay Nội Bài đã triển khai
khẩn các biện pháp phòng chống dịch cúm H7N9. Cụ thể, giám sát, sàng lọc
bằng máy đo thân nhiệt hành khách có dấu hiệu bệnh truyền nhiễm hay
biểu hiện hội chứng cúm, đặc biệt là những người đi từ vùng dịch về.
Hiện 100% hành khách được kiểm tra qua máy đo thân nhiệt và chưa phát
hiện trường hợp nào nghi ngờ.
Thứ trưởng đã yêu cầu Trung tâm cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị
công an, hải quan, trạm kiểm dịch động vật để ngăn chặn dịch cúm H7N9
xâm nhập vào Việt Nam. Thời điểm này chưa cần thiết phải yêu cầu khai
kiểm dịch y tế quốc tế. Tuy nhiên, khi phát hiện trường hợp nghi nhiễm
cần cách ly kịp thời, lấy mẫu xét nghiệm.
Trước đó, Bộ Y tế đã có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Bộ Công thương nhằm tăng cường giám sát, kiểm tra nhập khẩu, quản
lý mua bán gia cầm và các hoạt động điều tra, giám sát, tuyên truyền
phòng, chống cúm H7N9. Đồng thời, Bộ Y tế cũng có văn bản yêu cầu Sở Y
tế các tỉnh, các Viện phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa
phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời ổ dịch cúm
trên gia cầm, xử lý y tế kịp thời đối với các trường hợp nghi mắc bệnh,
đặc biệt chú ý khách nhập cảnh từ vùng có ca bệnh…
Bắt đầu từ giữa tháng 2, liên tiếp tại Thượng Hải, An Huy, Giang Tô và
mới nhất là Chiết Giang (Trung Quốc) xuất hiện các ca bệnh cúm H7N9, hầu
hết đều trở nặng nhanh chóng. Đến 4/4, đã có 10 ca bệnh ghi nhận và 3
người đã tử vong.
Cúm là bệnh cảnh thông thường, nhiều người mắc. Đa phần người bệnh
có thể tự khỏi mà không cần đến bệnh viện. Biểu hiện thường là hắt hơi,
sổ mũi, ho khan, đau họng, đau mỏi người, nếu không có bội nhiễm và biến
chứng bất thường thì bệnh có thể khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, một số
loại có thể bùng phát thành những ổ dịch lớn. Tại Việt Nam, thời gian gần đây ghi nhận hai dịch cúm đáng chú ý là cúm gia cầm H5N1 và cúm đại dịch H1N1.
- Ca mắc cúm gia cầm H5N1 xuất
hiện đầu tiên vào năm 2003, đến nay virus cúm này đã biến đổi thành một
chủng có độc lực mạnh, tỷ lệ tử vong cao, có thời điểm đến 100%.
- Cúm đại dịch H1N1 (có nguồn gốc từ lợn) bùng phát mạnh mẽ vào năm 2009, tốc độ lây lan cao. Hàng nghìn người đã nhiễm virus cúm và hơn 50 trường hợp tử vong. Đến nay virus này tồn tại giống như một loại cúm thường.
|
Nam Phương
Comments[ 0 ]
Post a Comment