Tô miến gà bán ở lề đường giá 70.000 đồng, phần nem nướng niêm yết
30.000 đồng nhưng người bán viện cớ quên sửa giá để tính lên 50.000
đồng.
Chị Nga ở quận Bình Thạnh chưa thể quên lần học thêm tại trường Đại học
Ngân hàng ở TP HCM. Tiền trong túi ít ỏi, chị chỉ dám chọn quán vỉa hè
trên đường Hàm Nghi (quận 1) ăn lót dạ. Quán này khá đơn sơ, toàn bộ
nguyên liệu chế biến treo trên chiếc xe đẩy, vài cái bàn và ghế nhựa,
ống đũa, lọ mắm ớt cũng không có sẵn. Nhưng giá tô miến, phở gà không
khác những quán sang trọng, chứ không phải 20.000-25.000 đồng như các
quán vỉa hè chị hay ghé.
"Tôi thực sự tóa hỏa khi ăn xong tô miến gà với giá 70.000 đồng”, chị
Nga nói. Bởi lẽ, tô bún chẳng có gì đặc biệt hơn so với các quán bình
thường, cũng vài miếng gà xé nhỏ, cộng thêm vài cọng măng khô và một ít
hành. Đĩa rau trụng toàn rau muống, phía trên lớt phớt vài lá húng, loại
rau đó cũng thuộc lại rẻ có thể cho không. Trong khi đó, giá gà ta đắt
lắm cũng chỉ 160.000 đồng một kg.
“Thậm chí, tôi thấy nghi ngờ, không biết chủ quán có bán gà ta chính
hiệu không. Đôi khi họ treo vài con gà ta trước mặt chỉ để hút khách
nhưng khi chế biến chưa chắc dùng loại đó, vì nước dùng không đậm đà,
thịt gà cũng xác xơ”, chị Nga nói. Từ đó, chị tự hứa sẽ chẳng quay lại
quán ấy và cũng không ăn những quán lạ để tránh bị chặt chém.
|
Quán phở gà trên đường Hàm Nghi (quận 1) này bán ở vỉa hè, tô miến không có gì đặc biệt nhưng có giá tới 70.000 đồng. Ảnh: Hồng Châu
|
Hằng ở quận Bình Thạnh cũng gặp trường
hợp tương tự. Có lần hai chị em mua đồ ở chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh)
và ghé vào quán nem nướng ở bên lề chợ. Trên bảng giá ghi rõ 30.000 đồng
một phần nhưng đến khi tính tiền lên 50.000 đồng. Bất ngờ với mức giá
đắt gần gấp đôi niêm yết, Hằng thắc mắc với chủ quán nhưng bà chỉ ậm ừ
nói quên chưa sửa bảng giá. Hỏi nhiều người bán hàng xung quanh, ai cũng
mách bảo Hằng "đi ăn ở đây phải cẩn thận, mặc dù treo giá như vậy nhưng
cần hỏi lại chứ thấy lạ là họ “chặt” không thương tiếc".
Còn anh Phúc, nhà ở quận 3 cho hay, kỷ
niệm bị "chém" mà anh vẫn còn nhớ là quán hủ tiếu ở góc giao nhau giữa
đường Hùng Vương và Lê Hồng Phong (quận 5). Nhìn quán không có gì sang
trọng, bàn ghế cũ kỹ lại kê sát nhau và lấn cả vỉa hè, anh nghĩ với chỗ
này một tô hủ tiếu cao lắm cũng chỉ 30.000 đồng nhưng bị tính tới 55.000
đồng. "Giá này bằng với một số nhà hàng, quán ăn sạch sẽ, có nhân viên
phục vụ, máy lạnh hẳn hoi ngay ở trung tâm thành phố. Nếu biết trước mất
tới 55.000 đồng, tôi sẽ không bao giờ ghé ăn", anh nói.
|
Tô bún nem nướng tại quá bên lề chợ Bà Chiểu này niêm yết với giá
30.000 đồng một tô nhưng nếu là khách lạ sẽ tăng tính tiền thêm 20.000
đồng. Ảnh: Hồng Châu
|
Mới đây, anh Huy cùng người yêu đến
hóng mát dưới chân cầu Khánh Hội (nối giữa quận 1 và quận 4). Trong lúc
đang đứng hóng gió có một phụ nữ đon đả chạy tới trải báo và mời mọc đủ
thứ đồ ăn thức uống. Anh Huy thấy người phụ nữ nhiệt tình liền kêu nước,
bánh tráng nướng và bánh flan.
Lúc tính tiền người phụ nữa này cho
biết 60.000 đồng 2 chai nước (loại này ở ngoài có giá 6.000-10.000
đồng), 2 cái bánh flan nhỏ xíu 40.000 đồng, 2 bánh tráng nước 40.000
đồng. Tổng cộng anh phải trả 140.000 đồng cho 3 thứ đồ ăn vặt vừa dở lại
không đảm bảo vệ sinh nhưng vẫn phải ngậm ngùi trả tiền.
Còn Ngọc, ở quận Bình Thạnh cũng chia
sẻ, có lần cùng bạn bè đi dạo xung quanh Hồ Con Rùa, đường Phạm Ngọc
Thạch (quận 3) và cả hội rủ nhau vào quán nước ven đường. Vì hầu bao có
hạn nên nhóm không dám vào quán sang trọng đầy rẫy xung quanh hồ mà chỉ
chọn một quán nhỏ ở vỉa hè khúc cua giữa Trần Cao Vân và Phạm Ngọc Thạch
để ghé chân. Cả nhóm gọi 2 trái dừa, 2 ly kem, 3 ly nước cam và bị tính
tới 300.000 đồng. Cụ thể, 2 trái dừa 80.000 đồng (trong khi đó ngọc mua
ở chợ 1 trái dừa chỉ 8.000 đồng, còn tại các quán bình dân đắt lắm cũng
20.000 đồng), 2 ly kem 100.000 đồng, 3 ly nước cam 120.000 đồng (tại
các địa điểm nước cam trên vỉa hè đường Xô Viết Nghệ Tĩnh chỉ 8.000 đồng
một ly).
"Khi ra về cả nhóm chúng tôi ai cũng
than trách, với số tiền này đáng lẽ có thể vào quán đẹp ngồi nhưng vì
tiết kiệm lại chọn quán có vài cái ghế nhựa lẹp xẹp, tưởng rẻ ai ngờ họ
lại "chém" ác quá", Ngọc than thở.
Sau những lần bị "rút ruột" vô cớ, chị
Nga, quận Bình Thạnh đúc kết kinh nghiệm để đời là không nên ăn uống bất
cứ thứ gì ở những địa điểm lạ và trước khi ăn, mua gì nên hỏi trước
giá. Đối với những địa điểm hóng mát, để tránh bị "ôm cực tức", thực
khách cần hiểu rõ nơi mình cần đến. Cách tối ưu nhất là tránh xa đám
“cò” chèo kéo, mời mọc. Kỹ càng hơn, mọi người nên chuẩn bị đồ nhẹ mang
theo để tiết kiệm chi phí.
Hồng Châu
Comments[ 0 ]
Post a Comment