Không chỉ có báo chí trong nước mấy ngày qua đưa tim rầm rộ
về vụ sân Mỹ Đình “hét giá” 1,5 tỷ, mà cả báo chí nước ngoài cũng rất
quan tâm đến vụ việc rất bi hài này. Với kiểu “vạch áo cho người xem
lưng”, chuyện sân Mỹ Đình đòi giá cao đang tạo ra những phản ứng thiếu
tích cực với bạn bè quốc tế về hình ảnh bóng đá Việt Nam.
Trước
tiên cần phải khẳng định lại rằng, đến thời điểm này hợp đồng thuê sân
chưa được phía Ban quản lý khu Liên hợp thể thao QG Mỹ Đình và VFF đặt
bút ký, nhưng con số 1,5 tỷ xuất hiện nhan nhản trên báo chí những ngày
qua là có thật. Giám đốc khu liên hợp thể thao QG Mỹ Đình Cấn Văn Nghĩa
cho rằng, khi mọi việc chưa chốt lại, VFF cũng như BTC trận đấu không
nên bắn tin cho báo chí để vụ việc um xùm lên như thế.
|
Hình ảnh bóng đá Việt Nam bị xấu đi khi vụ sân Mỹ Đình lên báo chí nước ngoài - Ảnh: SN |
Tuy
nhiên, đây là câu chuyện thực sự được dư luận quân tâm và đa số đều thể
hiện thái độ bức xúc với Ban quản lý sân Mỹ Đình, bởi nó không phải lần
đầu xảy ra, mỗi khi có trận ĐTVN hay U23 đá giao hữu quốc tế. Những
diễn biến mới nhất về vụ việc, liên tục được cập nhật trên các phương
tiện thông tin đại chúng, trong đó có cả báo chí nước ngoài.
Hàng
loạt những tờ báo lớn như: Reuters, Daily Mail…đều có những thông tin và
bình luận về vụ sân Mỹ Đình đòi giá cao. Thậm chí, nhiều tờ báo còn ái
ngại cho phía BTC trận đấu trước nguy cơ trận đấu có thể phải hủy.
Cũng
những tờ báo này, chỉ khoảng hơn 1 tháng trước, khi mà VFF đặt bút ký
hợp đồng với CLB Arsenal về chuyến du đấu, đã chúc mừng Việt Nam, chúc
mừng VFF vì lần đầu tiên tổ chức một trận đấu được xem là lịch sử với
bóng đá Việt Nam.
Tuy nhiên, tất cả đã không thể ngờ được là trong
một trận đấu có tính quảng bá hình ảnh rất lớn như vậy, một cơ hội hiếm
có để bóng đá học hỏi, còn người hâm mộ được tận mắt chiêm ngưỡng các
thần tượng bằng xương bằng thịt, lại đang bị phía sân Mỹ Đình gây khó
dễ.
Xấu hổ thay, sau những thông tin như vậy, những luồng ý kiến
phản hồi từ báo chí nước ngoài cho rằng CLB Arsenal có thể giúp BTC trận
đấu trả khoản tiền 1,5 tỷ đồng, tương đương với 45 000 bảng. Đơn giản
bởi, số tiền này chỉ bằng lương 1 tuần với một cầu thủ…dự bị ở Arsenal.
Nhắc
lại chuyện ngày xưa, khi nhìn sang các nước láng giềng như Thái Lan,
Malaysia, Singapore…liên tục mời được các đội bóng danh tiếng hàng đầu
thế giới đến du đấu.
Thẳng thắn mà nói, không phải Việt Nam không
có tiền, nhưng chúng ta không có một cái sân thật sự tiêu chuẩn quốc tế
để tổ chức những trận đấu như vậy. Vì thế mà hồi đó, người ta chỉ mơ về
một cái sân thật đẹp, một cái sân mà chúng ta không bị “ngượng” khi tổ
chức những trận giao hữu kiểu như đá với CLB Juventus năm 1996 (hồi đó
sân Hàng Đẫy còn không còn giàn đèn).
Rồi thì ước mơ có một cái
sân hoành tráng đã thành hiện thực, khi Mỹ Đình được xây dựng phục vụ
cho SEA Games trên sân nhà. Rồi sau khi có cái sân to đẹp ấy, hàng loạt
những đội bóng tên tuổi đã sang Việt Nam, trong đó có cả Olympic Brazil
năm 2008.
Một cái sân với mục đích làm nhiệm vụ chính trị là
chính, là nơi để hàng nghìn người hâm mộ sống trong những lễ hội bóng đá
thực sự, nhưng đáng tiếc là nó lại trở thành nơi để ai đó đặt sự kiếm
lời lên hàng đầu. Ai cũng hiểu cho Ban quản lý sân Mỹ Đình rằng họ phải
tự chủ tài chính để tự nuôi sống mình, nhưng có đến mức phải đẩy mức giá
lên một cách vô lý như vậy?
Trở lại câu chuyện sân Mỹ Đình lên
báo chí nước ngoài, không hiểu họ sẽ nghĩ gì và liệu còn hào hứng trong
những trận đấu giao hữu tiếp theo trong tương lai? Uy tín và hình ảnh
của bóng đá Việt Nam đang bị ảnh hưởng không nhỏ, liệu mức giá 1,5 tỷ
đồng mà Ban quản lý sân Mỹ Đình đưa ra có mua được sự mất mát đó?
Thật xấu hổ thay…
Comments[ 0 ]
Post a Comment