Trái cây non hay già đều tuốt xuống hàng loạt rồi ủ hóa chất để ép chín, tạo màu vàng bắt mắt.
Phải thuyết phục nhiều lần, chị Thắm (
Phải thuyết phục nhiều lần, chị Thắm
(một tiểu thương chuyên kinh doanh trái cây ở chợ đầu mối Bình Điền, TP
HCM) mới cho tôi tháp tùng nhóm người làm công của chị xuống Cái Bè
(tỉnh Tiền Giang) và Cái Mơn (tỉnh Bến Tre) để thu mua sầu riêng, chuối,
mít chở lên TP HCM bán. Chính vì vậy, tôi được tận mắt chứng kiến các
công đoạn thu hoạch, dú thuốc trước khi những loại trái cây này được đưa
ra thị trường tiêu thụ.
Hái hàng loạt để dú
Vườn sầu riêng nhà ông Ba Hoạt khá nổi tiếng ở khu vực Cái Mơn. Chị Thắm
là bạn hàng của ông Ba Hoạt đã nhiều năm do luôn chi tiền ứng trước để
ông lo mua phân bón, thuốc diệt sâu rầy và trả công chăm sóc vườn. Cứ
thế, năm nào cũng vào độ sau Tết Nguyên đán 1-2 tháng là chị Thắm đã
xuống vùng này mua mão cả vườn, chờ đến kỳ là thuê người thu hoạch đem
về TP HCM bán cho mối.
Những cây sầu riêng chừng 7-8 năm tuổi trĩu quả được những người làm
vườn dùng lồng bẻ xếp thành từng đống dưới gốc cây. Biết tôi thích ăn
sầu riêng, chị Thắm dặn những người làm vườn tìm trái chín rớt xuống từ
hồi khuya và tách ngay bên gốc cây đãi khách. Khác với sầu riêng bán ở
các chợ thường rất khó tách, trái sầu riêng chín cây có mùi thơm ngào
ngạt, chỉ cần lấy tay tách nhẹ là đã lộ ra những múi vàng óng, béo ngậy.
Những trái sầu riêng non bị ép chín bằng hóa chất thường chỉ có vài múi lép, nhạt thếch, thậm chí không ăn được.
Chị Thắm giảng giải đặc điểm của loại trái cây này là thường chín vào
ban đêm và tự rụng xuống đất. Những trái này ăn cực ngon nên chủ vườn
và thương lái thường để lại ăn, còn loại bán ra thị trường là những trái
vừa bẻ xuống hàng loạt. Sở dĩ phải bẻ hết xuống như vậy là để dú thuốc
cho chín đồng loạt. Thường sau khi mua mão cả vườn sầu riêng, thương lái
chỉ thu hoạch 4-5 đợt, người làm vườn chuyên nghiệp sẽ biết trái nào bẻ
đợt nào là vừa.
Cùng với sầu riêng, chuối già cũng là mặt hàng được nhiều thương lái từ
TP HCM xuống mua cả vườn. Đến mùa thu hoạch, các buồng chuối được chặt
đồng loạt rồi đưa xuống ghe chở ra quốc lộ, chất lên xe tải chuyển về
thành phố.
Phù phép bằng thuốc độc
Cũng như nhiều thương lái khác, chị Thắm thuê riêng một nhà kho ở xã Tân
Túc, huyện Bình Chánh, TP HCM để tập kết trái cây thu gom từ các nhà
vườn. Tại đây, ngoài sầu riêng, chuối vừa chở từ các tỉnh Bến Tre, Tiền
Giang lên còn có hàng đống mít Thái chở từ tỉnh Bình Phước về bày la
liệt chờ xử lý.
Bằng những thao tác thuần thục, 4 thanh niên bắt đầu công đoạn dú chín
trái cây. Hai chiếc thùng lớn (loại đựng sơn nước) được đổ gần đầy nước,
sau đó họ cho vào một loại bột có màu trắng đục khuấy đều thành một thứ
hỗn hợp sền sệt. Họ chia làm 2 cặp: một người chuyền sầu riêng, người
còn lại dùng một thanh gỗ nhỏ dài cỡ chiếc đũa, một đầu được quấn vải
dày, thọc sâu vào thùng dung dịch pha sẵn rồi bôi trực tiếp hóa chất vào
cuống trái và xếp chúng thành một đống, dùng bạt phủ kín.
Đối với mít Thái, ngoài việc bôi thuốc vào đầu cuống, nhóm thợ còn rải
thuốc lên từng trái trước khi phủ bạt. Mục đích là để thuốc ngấm sâu vào
trái mít làm nở gai và tạo màu vàng óng đến tận xơ… Riêng chuối già,
công đoạn xử lý đơn giản hơn. Nhóm thợ dùng thuốc phun trực tiếp lên
từng buồng chuối rồi phủ bạt. Chỉ sau 12 giờ, từng trái chuối dù vẫn còn
cứng nhưng đã chuyển sang màu vàng rất đẹp, trong khi cuống vẫn còn
tươi mới...
Chị Thắm giải thích sở dĩ chuối phải dú thuốc là vì “chiều theo thị
trường”, bạn hàng mua chuối về bán đều yêu cầu loại chuối đã dú vàng.
Đối với mít và sầu riêng cũng phải dùng thuốc mới ủ chín được hàng loạt,
còn để chín tự nhiên thì không có đủ hàng cùng lúc để cung cấp cho thị
trường.
Ghé tai tôi, chị Thắm khuyên: Ăn chuối già nên chọn loại có màu xanh
nguyên thủy, còn chuối vàng óng bán đầy lề đường chắc chắn là chuối đã
phun thuốc. Đối với mít Thái và sầu riêng thì không thể phân biệt từ bên
ngoài. Tuy nhiên, hầu hết sầu riêng chín do thuốc đều rất khó tách rời
từng múi, cơm thường bị sượng. Mít Thái cũng vậy, do chín nhờ thuốc nên
ít thơm, thường bị sượng (người bán gọi là giòn), xơ cũng rất vàng, khác
xa mít chín cây thường có múi vàng ươm, thơm lựng; còn xơ thì trắng
hoặc vàng nhạt.
Nhóm thuốc cực độc
Nhiều thương lái tiết lộ:
Bình thường ra chợ Kim Biên ở quận 5, TP HCM hỏi mua hóa chất xử lý trái
cây thì có tìm đỏ mắt cũng chẳng ai bán. Nhưng một khi đã là bạn hàng
thì chỉ cần điện thoại là có người giao hàng tận nơi. Loại hóa chất này
được đóng thành từng bịch không nhãn mác, chỉ được đánh dấu bằng chữ C
và chữ T màu đỏ. Chị Thắm cho biết thuốc này có thể gây độc nhưng độc cỡ
nào thì bản thân chị cũng không rõ.
Theo một chuyên viên công
tác trong ngành y tế dự phòng, hiện người ta thường dú chín trái cây
bằng hóa chất có tên Carbendazim và Tebuconazole. Đây là loại hóa chất
diệt nấm theo phương thức lưu dẫn thuộc nhóm cực độc, chúng phân hủy
chậm và có nguy cơ gây ung thư, quái thai, vô sinh. Người tiếp xúc với
những chất này có thể bị hại gan và gây nguy hiểm khi chúng dính vào
miệng và mắt. Tebuconazole đã bị Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ
liệt kê như là một chất gây ung thư thuộc nhóm độc. Loại hóa chất này đã
bị loại khỏi thị trường châu Âu.
|
Theo Ngọc Mai (Người lao động)
Comments[ 0 ]
Post a Comment