Dựa vào quá trình quy hoạch phát triển, các
chuyên gia đánh giá TP.HCM sẽ thành siêu đô thị. Do đó đòi hỏi phải gấp
rút có chính quyền đô thị để quản lý.
Hạ tầng cơ sở sẽ được đẩy mạnh đầu tư hơn nữa nếu áp dụng mô hình chính quyền đô thị - Ảnh: Diệp Đức Minh
|
Hôm qua 10.8, HĐND TP.HCM nghe báo cáo về đề án thí điểm chính quyền
đô thị TP.HCM. Hai nội dung trọng tâm được đặt ra là vì sao lập 4 TP vệ
tinh (TP.Đông, TP.Tây, TP.Nam, TP.Bắc) và người dân được lợi gì từ mô
hình mới này.
Theo TS Trần Du Lịch, thành viên ban soạn thảo đề án, dựa vào quá
trình quy hoạch phát triển, TP.HCM sẽ thành siêu đô thị. Kinh nghiệm thế
giới cho thấy nếu là một siêu đô thị mà phản ứng như một cấp chính
quyền theo mô hình tập trung hiện nay “là vô phương để quản lý và phát
triển”. Cho nên cần chia đô thị lớn thành 5 đô thị nhỏ khác. Ngoài đô
thị trung tâm với 13 quận nội thành hiện hữu, về quy mô 4 đô thị nhỏ (TP
vệ tinh) là trên 1 triệu dân, quy mô diện tích hơn 100 km2 hoặc gần 150
- 200 km
2.
“Không đủ sức phục vụ thì quyền yếu”
|
|
Kiểu cũ không sát sườn với dân
TS Trần Du Lịch kể: “Tôi tới một đô thị nhỏ
nằm trong TP.Busan (Hàn Quốc), giống như đơn vị hành chính cấp quận của
mình. HĐND của họ chỉ có 9 vị, phòng họp có 9 ghế thôi nhưng làm việc
suốt năm. Đại biểu ở đó biết rõ trong đơn vị bầu cử của họ, xin lỗi ai
ốm, ai bệnh, nhà ai cãi vã... họ đều biết hết. Đại biểu là vậy đó, mới
đại diện được cho dân. Còn xin thưa nếu như chúng ta vẫn cơ cấu theo
kiểu cũ thì không sát sườn với dân được”.
|
|
|
“Tư tưởng chủ đạo là chia TP quá lớn này thành đô thị nhỏ hơn, dễ
quản lý hơn, tự chủ cao hơn nhưng vẫn nằm trong tay chính quyền TP.HCM.
Quy mô một đô thị 1 triệu dân bao giờ cũng dễ quản lý hơn, hiệu quả quản
lý cao hơn đô thị 10 triệu dân. Làm như thế mới gắn được lợi ích của
dân, chính quyền sát với lợi ích của dân, chứ không phải ngẫu nhiên mà
ngồi chia ra”, TS Lịch nói.
Trước thắc mắc tại sao 13 quận nội thành không tổ chức thành một TP,
ông Lịch cho rằng nếu làm như vậy thì sẽ không ổn, “vì lúc đó chính
quyền TP.HCM gọi là chính quyền của liên đô thị và nông thôn chứ không
phải chính quyền đô thị nữa bởi không trực tiếp quản lý đô thị nào hết”.
“Vấn đề là chính quyền TP.HCM lớn phải là chính quyền trực tiếp của 13
quận nội thành và là chính quyền cấp trên của 40 pháp nhân công quyền cơ
sở (4 đô thị mới, 3 thị trấn và 35 xã - PV)”, TS Lịch nói, và khẳng
định: “Tôi tin rằng nếu tổ chức thành 4 đô thị thì quá trình thực hiện
đô thị hóa cho hạ tầng theo quy hoạch sẽ nhanh hơn nhiều so với cách
quản lý hiện nay. Thay vì TP lo từng dự án, trong tương lai khi trao cho
cơ chế tự chủ thì tốc độ sẽ nhanh hơn. Còn bây giờ cấp TP đang quản
hết, không xuể”.
Về vai trò của 4 TP vệ tinh, TS Lịch cho biết đây là những pháp nhân
công quyền có địa vị pháp lý giống nhau, “nhưng ông nào ngân sách tự chủ
lớn thì quyền anh lớn. Còn trên trợ cấp càng nhiều thì tính tự chủ của
anh ít đi. Địa vị giống nhau nhưng quyền tự chủ là tùy theo năng lực cho
dân mức nào. Nếu anh không đủ ngân sách, không đủ sức phục vụ thì quyền
anh yếu”.
Vướng hơn 100 văn bản luật
Đại biểu Lâm Thiếu Quân cho rằng đề án đã liệt kê khi thực hiện sẽ
vướng hơn 100 văn bản luật, nghị định. “Trong thực tế đã chứng minh, nếu
cái gì pháp luật chưa có quy định thì khi triển khai sẽ rất vướng, mà
để sửa hơn 100 văn bản luật này tôi nghĩ không biết đến bao giờ xong.
Đây là công việc khổng lồ”, ông Quân đặt vấn đề.
TS Lịch thừa nhận, theo mô hình mới thì hệ thống văn bản pháp luật
không phù hợp, ít nhất là 2 đạo luật: luật Tổ chức HĐND, UBND và luật
Ngân sách, “nhưng khi Quốc hội cho nghị quyết thí điểm, TP sẽ có cơ sở
pháp lý để làm và ta lướt qua một số quy định để thực hiện”.
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết: “Đây là việc chưa
có tiền lệ nên quá trình triển khai đề án sẽ làm chặt chẽ, có bước đi
thích hợp, không duy ý chí và không làm xáo trộn nhiều đến đời sống
người dân cũng như vận hành bộ máy chính quyền TP”.
Đình Phú
Comments[ 0 ]
Post a Comment