Nghệ nhân dân gian Trương Văn Hồng – người làm lễ cũng Táo quân cho Bảo
tàng Dân tộc học VN cho rằng, trong dân gian có xu hướng “năm con gì
kiêng cúng con đó”.
Mâm cỗ giao thừa không nên có thịt ngựa?
Dịp
tết Nguyên đán gần kề, nhiều thông tin trên báo chí phản ánh “cơn sốt” thịt ngựa bạch với quan niệm “năm
Giáp Ngọ ăn thịt ngựa bạch lấy may”.
Nghệ nhân dân gian Trương Văn Hồng – người làm lễ cũng Táo quân cho
Bảo tàng Dân tộc học VN cho rằng, không có cơ sở nào để thấy quan niệm
trên là đúng.
Theo ông, thậm chí trong dân gian có một chút kiêng kỵ “năm con gì
kiêng cúng con đó”. Bởi vậy, năm Dậu (con gà) nhiều nơi không cúng gà
trong đêm giao thừa và ngày mùng 1
tết. Bởi họ quan niệm, ngày đàu năm không nên sát sinh con vật linh thiêng của năm đó.
Tuy nhiên, thịt ngựa không phổ biến như thịt gà để có thể bắt gặp,
quan sát. Nhưng ông Trương Văn Hồng cho rằng, năm Giáp Ngọ (con ngựa)
biểu tượng cho sức mạnh, quyền lực, thành công. Do vậy, không nên sát
sinh hay ăn thịt con vật được hy vọng sẽ mang đến điều may mắn trong
thời điểm đầu năm.
Cũng như vậy, ông Trương Văn Hồng cho hay, không ai cúng cá chép đã
chế biến thành món ăn trong ngày lễ ông Táo (23 tháng Chạp). Ở miền Bắc,
người dân thường cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước để đưa
ông Táo về trời. Cúng xong, cá sẽ được thả xuống ao, sông với ý nghĩa cá
sẽ hóa rồng để ông Táo cưỡi lên chầu trời. “Cá chép là vật linh trong
ngày lễ ông Táo nên có xu hướng kiêng sát sinh cá chép trong ngày này”,
ông nói.
Tại sao cúng Giao thừa ngoài trời
Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân
trông nom công việc dưới hạ giới. Các cụ hình dung phút ấy ngang trời
quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta
không nhìn thấy được) thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.
Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn
nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà Trời đã cai
quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản
hạ giới năm tới.
Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các
vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây
ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ
nhà..
|
Lễ giao thừa hay còn goi là Lễ trừ tịch thực hiện vào lúc giao tiếp
giữa hai năm cũ mới. Ý nghĩa của lễ là bỏ đi điều xấu của năm cũ để đón
những cái mới mẻ tốt đẹp của năm mới.
Lễ này được cũng ở ngoài trời hoặc trong nhà hướng ra ngoài trời trên
lan can, cửa sổ. Mỗi nơi có một cách làm riêng, có thể tham khảo Lễ,
bao gồm: Oản quả, bánh kẹo, mứt Tết tùy tâm, bánh chưng một đôi, quả cau
lá trầu, bao thuốc lá, ấm trà rót 4 chén, một bát nước trắng, đĩa gạo
muối, hương, hoa nến hoặc đèn dầu, cốc gạo cắm hương.
Ngoài ra, có thêm lễ nặm gồm: Đĩa xôi thịt lợn hoặc gà, 3 chén rượu,
1.000 vàng hoa đỏ, một mũ giao thừa màu đỏ cúng quân tân đương niên và
sớ điệp (nếu có), tiền vàng. Tiền xu địa phủ tùy tâm.
Mâm ngũ quả ngày Tết
Ngày Tết, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà
nào cũng trưng một mâm ngũ quả, vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước
nguyện của gia chủ trong năm mới sắp tới.
Theo giáo sư, tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm, Trưởng Bộ môn Văn hóa
học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, mỗi miền Nam – Bắc có cách
thể hiện mâm ngũ quả khác nhau. Nhưng nguồn gốc chung của mâm ngũ quả
theo ngũ hành, các loại quả thể hiện 5 màu đen, đỏ, trắng, xanh, vàng.
Nghệ nhân dân gian Trương Văn Hồng
Đầu tiên là nải chuối thể hiện màu xanh to bè ra, để bên dưới để được
các loại quả khác. Thứ hai là quả Phật thủ màu vàng được đặt ở giữa,
trong lòng nải chuối. Nếu không có Phật thủ có thể thay bằng quả bưởi
màu vàng.
Tiếp theo, ba loại quả khác có các màu đỏ như cam-quýt chín, trứng
gà, hồng…; màu trắng như roi, đào...; màu đen như mận, hồng xiêm…
GS Trần Ngọc Thêm cho rằng, trong mâm ngũ quả, chỉ có nải chuối là
không thể thay thế, bởi nó to bè ra, để bên dưới để được các loại quả
khác. Còn các quả khác tùy điều kiện có thể thay bằng loại quả khác.
Nhưng lưu ý, chỉ được thay bằng các loại quả truyền thống trong nước. Ví
dụ, màu đen không có hồng xiêm thay bằng quả mận (tím) nhưng tượng
trưng màu đen, không được thay thế bằng quả nho tây, sẽ làm đi truyền
thống.
Mâm ngũ quả trong miền nam, gồm có “cầu sung vừa đủ xài”. Đây là cách
nói gần âm, thường thấy trong văn hóa Việt. Cụ thể, năm loại quả bao
gồm: Mẵng cầu, dừa, quả sung: đu đủ, xoài.
Tham khảo bài khấn giao thừa năm mới 2014 Giáp Ngọ
Minh niên tuế thứ năm Giáp ngọ 2014, thời khắc giao thừa tống cựu
ngênh tân, thỉnh tân quan đáo cựu quan hồi. Kim vì gia chủ chúng con đầu
thành kính lễ.
Nam mô thập phương thường trụ Phật (3 lần)
Nam mô sa bà giáo chủ. Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô đương lai hạ sinh Di lặc tôn vương Phật
Nam mô đại từ đại bi Linh cảm Quan thế âm Bố tát (3 lần)
Chư đại bồ tát tác đại chứng minh
Cung duy
Tam giới thiên chúa Tứ phủ vạn linh công đồng thánh đế – Ngọc bệ hạ Hoàng Thiên hậu Thổ Chư Vị Đẳng Thần
Cung thỉnh
Tân đương niên Tần vương hành khiển, Thiên Mao chi thần. Vương tào phán quan.
Cựu đương niên Ngô vương hành khiển, Thiên hải chi thần. Hứa tào phán quan.
Đương cảnh thành hoàng Bản thổ đại vương tôn thần. Đẳng Đẳng chư vị thiên binh.
Bản sứ thần linh thổ công, thổ địa ngũ phương long mạch tiếp dẫn tài thần tiên chủ phúc đức chính thần, Liệt chư vị thần gia.
Đồng lai giáng hạ đàn tràng chứng minh công đức. Kim cư vì Việt
Nam quốc,.... tỉnh, … huyện, … xã, … thôn,... số nhà.... hieeuk y vu
trung thiên gia sứ thượng phụng.
Xuân thiên minh niên tuế, thứ Giáp Ngọ. Thời khắc giao thừa tống
cựu ngênh tân, thỉnh tân quan đáo cựu quan hồi. Kim vì con tên là: ….
tuổi.... (tuổi gì?), vợ (chồng) con tên là..... tuổi...., (nam, nữ) tử
tên là... tuổi....
Hiệp đồng gia môn quyến đẳng chí thiết lòng thành tu thiết lễ nghi
lục cũng phu trần, kim ngâm sớ điệp, mũ áo cân đa, đàu thành tiến lễ,
đón khí tiết xuân thiên năm mới Giáp Ngọ niên. Cấu chư vị tác đại chứng
minh thần kỳ lưu phúc, phúc lưu tín chủ, thụ phúc, thụ lộc, thụ hồng ân.
Độ cho gia chung quyến đẳng năm mới Giáp Ngọ an khang thịnh vượng,
hưng môn cát khánh, giải trừ hung tinh chiếu, vô tai, vô nạn, vô hạn,
vô ách, tăng duyên trường thọ sự, người già sức khỏe, người trẻ bình an,
thương mại hanh thông, tài lộc vượng tiến, gia đạo bình an, nhân khang,
vật thịnh, các công việc trong gia trung và cơ quan nhà nước đều gặp
mọi sự may mắn, thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Cầu nguyện cho quốc thái
dân an, phong thuận vũ hòa, thế giới hòa bình.... Hiệp đồng gia môn
quyến đẳng chí tâm kính lễ. Nam mô a di đà phật. (3 lần).
|
Dương Tùng
Comments[ 0 ]
Post a Comment