Theo Kiến Cầu, một băng đảng tội phạm đã đánh thuốc mê, bắt cóc anh, sau
đó chặt hai chân và bàn tay phải, ép anh đi ăn xin cho bọn chúng.
Thâm nhập vào các đường dây ăn xin ở Trung Quốc, các nhà điều tra đã
phát hiện những bí mật động trời. Các băng đảng ở Trung Quốc đã dùng thủ
đoạn đánh thuốc mê, bắt cóc cả thanh niên, người già và trẻ em, hành hạ
cho tàn phế rồi ép đi
ăn xin. Ai bỏ trốn đều bị giết.
Bị chặt chân tay, ép đi ăn xin.
Đã
10 năm nay, chị Lục Tiểu Yến, một công nhân ở Đông Hoản, tỉnh Quảng
Đông, Trung Quốc, không có tin tức gì về anh trai mình, Lục Kiến Cầu. Cô
cho rằng anh mình đã chết. Mãi cho đến một tối tháng 9-2010, Tiểu Yến
bàng hoàng khi nhận được một cuộc điện thoại từ anh trai cho địa chỉ hẹn
gặp. Khi đến nơi, Tiểu Yến đã hết sức kinh hoàng và không tin vào những
gì mình nhìn thấy. “Anh ấy đã mất hai chân và cụt bàn tay phải”, Tiểu
Yến cho biết.
Theo Kiến Cầu, một băng đảng tội phạm đã đánh thuốc mê, bắt cóc anh, sau đó chặt hai chân và bàn tay phải, ép anh đi
ăn xin
cho bọn chúng. Khi Tiểu Yến tiếp cận anh trai mình, 2 người đàn ông ở
gần đó lập tức ngăn cô lại và đưa Kiến Cầu lên một chiếc ô tô nhỏ rồi
phóng đi. Một lần nữa, anh trai của Tiểu Yến lại biến mất.
Làng Cung Tiểu, tỉnh An Huy, Trung Quốc là nơi tập trung rất đông những “tập đoàn
ăn xin” là trẻ em. Dân trong làng sống dựa vào đồng tiền xin được từ các lao động trẻ em.
Giới
truyền thông Trung Quốc cho hay, làng này đã duy trì “ngành công nghiệp
ăn xin“ hơn một thập kỷ nay. Những đứa trẻ được mang bán cho người làng
ở đây, sau đó bị làm thành tàn tật, buổi tối bị nhốt trong chuồng trước
khi được đem cho thuê hoặc đưa tới nhiều thành phố ở Trung Quốc để
“hành nghề”.
Giá thuê một đứa trẻ ăn mày khoảng 455 USD/năm; còn
mua lại khoảng 911 USD. Trong vòng một tháng, đứa trẻ sẽ ở trong một
ngôi nhà và được huấn luyện bằng đòn roi. Nếu những trận đòn đó chưa đủ,
bọn trẻ sẽ bị biến thành tàn tật bằng dao hoặc bằng axít.
Theo tờ
Shin Min Daily News, làng Cung Tiểu trở thành “lò luyện” ăn xin chuyên
nghiệp sau khi một người đàn ông tàn tật ở đây đổi đời nhờ đi ăn xin.
Nhiều gia đình trong làng có “của ăn của để”, xây được nhà khang trang
từ những đồng tiền bố thí. Thấy việc làm giàu quá dễ dàng, nhiều người
khác trong làng bắt đầu nghĩ ra nhiều chiêu trò để dạy bọn trẻ cách xin
tiền người khác, các tập đoàn
ăn xin mọc lên như nấm.
Ban
đầu họ thuê “lao động” ở các làng bên cạnh và sau đó mở rộng việc làm
ăn bằng cách bắt cóc trẻ em hoặc mua trẻ khuyết tật bẩm sinh.
Những người ăn xin tàn tật xuất hiện trên đường phố tỉnh Sơn Tây.
Tội phạm có tổ chức
Mỗi
buổi sáng, các “nô lệ ăn xin” được chở đi nhiều khu vực đông dân cư để
“hành nghề”, tối đến về phải nộp hết tiền cho các “bang chủ”. Thành viên
các băng đảng sẽ giám sát chặt chẽ các nô lệ ăn xin, đề phòng họ bỏ
trốn. Những ai bỏ trốn sẽ bị đánh đập, hành hạ hoặc thậm chí bị giết
chết. Không những thế, “bang chủ” còn giao chỉ tiêu cho từng người, ai
không nộp đủ “chỉ tiêu” sẽ bị đánh đập dã man và bỏ đói.
Vương Tu
Dũng, một người làm công tác xã hội từng nhiều năm điều tra các băng
đảng ăn xin ở thành phố Đông Hoản cho biết có ít nhất 10 băng đảng có tổ
chức chuyên chăn dắt nô lệ
ăn xin
hiện đang hoạt động ở thành phố này. Thậm chí ông còn từng chứng kiến
tận mắt cảnh một bé gái vô gia cư bị đập gãy hai chân trên đường phố rồi
bị ép đi
ăn xin.
Theo
ông Vương, các “nô lệ ăn xin” bị càng nhiều thương tật, tàn phế, càng
có khả năng kiếm được nhiều tiền, nhờ vào lòng thương xót của mọi người.
Số liệu thống kê của chính quyền địa phương cho thấy có trên 3.000
người
ăn xin ở Đông Hoản.
Đùn đẩy trách nhiệm
Theo
luật, những người sử dụng bạo lực hoặc ép buộc người khuyết tật, trẻ em
dưới 14 tuổi đi ăn xin có thể bị kết án 3 năm tù và phải bồi thường cho
nạn nhân. Các trường hợp nghiêm trọng nhất cũng chỉ phải chịu mức án từ
3-7 năm. Trong khi đó, Trần Đào, một luật sư tại Bắc Kinh cho biết sự
dửng dưng của giới chức chính quyền đã tạo điều kiện cho các tổ chức ăn
xin tồn tại. Luật sư Trần cũng kêu gọi các nhà lập pháp tăng cường hình
phạt đối với loại tội phạm trên.
Ông Vương Tu Dũng cũng cho biết
ông từng tố cáo việc ép người đi ăn xin với cảnh sát nhưng chỉ nhận được
câu trả lời: đó là nhiệm vụ của văn phòng quản lý đô thị, cơ quan này
sẽ chịu trách nhiệm cho các vấn đề liên quan đến hoạt động
ăn xin.
Comments[ 0 ]
Post a Comment