Câu chuyện có thật về một thôn mắc căn bệnh gan, kết quả xét nghiệm là viêm gan A, đã được vị lương y nổi tiếng nhất Hà Giang dùng cây rừng để chữa trị hiệu quả.
Lá dong rừng: Một vị dễ kiếm có mặt trong bài thuốc chữa gan của ông Cảnh.
Nơi miền sơn cước với xung quanh là bốn bề núi rừng, mỗi khi có người bị bệnh gan là họ lại tìm đến ông, hàng trăm người từng gần kề với cái chết được ông cứu sống và trở về với cuộc sống thường ngày. Ông là Hoàng Ngọc Cảnh ở thôn Tân Trang, xã Tân trịnh, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
Những ngày rong ruổi nơi địa đầu tổ quốc, chúng tôi tình cờ nghe được câu chuyện về vị lương y nổi tiếng nhất Hà Giang. Chúng tìm đến ông Cảnh vào một buổi chiều ngoài trời mưa rả rích. Trong căn nhà nhỏ nằm hun hút trong khe núi, ông Cảnh thanh thoắt rót nước lá rừng mời khách rồi kể về chuyện nghề, chuyện đời.
Khi nhắc đến con đường đưa ông đến nghề làm thầy lang, ông bảo đó là cái số trời quyết, nếu không vì ngày trước ông là bệnh nhân của căn bệnh nan y này thì giờ ông đã không được làm cái nghề phúc đức như bây giờ.
Theo như ông Cảnh, thì năm 1985 ông mắc bệnh nặng, khắp người da vàng người phù lên như trái mọng nước, đến việc đi lại cũng khó khăn. Đi bói thì các thầy bảo, ngày xưa đi đốt nương không tránh mộ của người chết nên giờ hồn họ đến tìm, một số thầy khác lại cho rằng năm đó là năm gặp hạn nên cần dùng dê để giải, thế là gia đình lại đi tìm thầy về cúng suốt 3 ngày 2 đêm mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Đi đến bệnh viện khám thì các bác sĩ nói là bị xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối và khuyên về nhà chuẩn bị hậu sự…".
Trong nỗi tuyệt vọng khi ấy, cứ ai rỉ vào tai ông có người chữa được bệnh gan bằng thuốc nam là ông lại tìm đến họ. Khi đó, nghe danh ở xã Yên Thuận (Hàm Yên - Tuyên Quang) có một người thầy thuốc tài ba chữa bệnh gan cực giỏi, với hy vọng chữa được căn bệnh nan y của mình ông lại cất công khăn gói ra đi với hy vọng sẽ tìm được nguồn ánh sáng mới.
Lần này "thần may mắn" đã gõ cửa nhà ông khi gặp được một vị thầy thuốc bậc thầy trong chữa trị các bệnh về gan, khi ấy người đó yêu cầu muốn trị được bệnh này phải ở lại đó vài tháng để được trực tiếp quan sát tình trạng sức khỏe để chọn thuốc cho phù hợp, đặc biệt phải kiêng ăn đồ nóng như thịt gà, thịt trâu, thịt bò, rau bí, rượu, bia…
Sau hai tháng ăn kiêng chữa trị, bệnh ông khỏi hẳn. Thấy ông Cảnh là người thật thà người thầy thuốc tên Bàn Văn Tráp đã nhận ông Cảnh làm con nuôi và truyền dạy bài thuốc chữa trị bệnh gan bằng lá cây rừng đặc biệt hiệu quả này.
Xin bệnh nhân được chữa bệnh
Sau khi căn bệnh vô phương cứu chữa của ông khỏi hẳn và trở về với cuộc sống đời thường, khi ấy ít ai biết và tin ông có thể trị được các bệnh về gan, đặc biệt là xơ gan cổ trướng. Hỏi về bệnh nhân đầu tiên, ông cho biết đó là một người phụ nữ tên Thơm ở xã bên, người này cũng đã từng rơi vào cảnh như mình trước đó, đi khắp nơi chữa trị mà vẫn không khỏi. Nghe vậy, ông Cảnh đã phải đến tận nơi đề nghị được chữa trị, ngày đầu gia đình bệnh nhân không tin tưởng nhưng sau nhiều lần năn nỉ mới được chấp thuận, chỉ sau vài tuần được ông sắc thuốc chị Thơm đã hoàn toàn bình phục.
Từ đó trở đi cái tên Cảnh Huế (người Tày thường gọi tên bố gắn với tên con trai cả - PV) đã được người dân khắp trong và ngoài xã lân cận biết đến với biệt tài trị bệnh gan giỏi, lấy y đức làm trọng.
Cũng sau năm ấy, cả làng ông bỗng nhiên mắc căn bệnh lạ từ đầu làng đến cuối xóm một không khí ảm đạm bao trùm lên ngôi làng vốn dĩ bình yên bỗng trở nên u ám. Theo ông Cảnh, lúc ấy sắc mặt ai nấy đều vàng, đi xét nghiệm thì các bác sĩ đều kết luận là viêm gan A, thậm chí còn có một số tin đồn cho rằng do đường hóa học khi đó nhập khẩu bị nhiễm độc nên gây ra bệnh, lại có người cho rằng ngôi làng bị "ma ám" khiến nhiều người vô cùng hoang mang đi mời thầy cúng để hóa giải. Khi đó ông Cảnh được biết đến là người từng chữa được bệnh gan bằng cây lá rừng rất hiệu nghiệm, nên nhiều người trong làng đã tìm đến nhờ ông chữa trị.
Quả nhiên bài thuốc bí truyền của người thầy thuốc luôn đặt y đức lên trên hết ấy đã giúp cho nhiều người tai qua nạn khỏi trở về với không khí vui vẻ rộn ràng như xưa, cũng kể từ đó tiếng tăm của ông lại càng được nhiều người biết và tìm đến.
Khi chúng tôi hỏi ông có thể chữa được những loại bệnh gan nào, ông Cảnh cho biết: "Bình thường là viêm gan A, sơ gan cổ trướng và gan lành tính. Thuốc có thể trị bệnh này là 6 loại cây rừng cực kì hiếm, đặc biệt khó trồng nên phải đi hàng chục km đường rừng mới có thể hái được những loại cây này. Chủ yếu dùng thân và lá cây đem về cắt nhỏ sau đó sắc uống có tác dụng chữa bệnh gan rất hiệu nghiệm, đặc biệt dùng tươi thì tốt nhất.
Ông Cảnh cho biết hiện tại muốn có được thuốc cứu người ông phải lên tận chóp núi mới tìm được những loại cây này, cho đến giờ cạnh nhà ông chỉ có một cây duy nhất vì những loại cây này chủ yếu ưa lạnh và mọc ở rừng đầu nguồn.
Anh Hoàng Văn Huế, con trai duy nhất trong gia đình được ông Cảnh truyền lại bài thuốc dẫn chúng tôi ra xem cây thuốc ở gần nhà bảo: "Cây thuốc thuốc này nhìn bề ngoài trông giống hoa hồng đỏ bình thường, mọc trên lưng chừng núi. Nhưng có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho các loại cây kia trị bệnh". Anh Huế cho biết thêm, ngoài loại cây này trong bài thuốc còn có một số vị như cây xổ cổ thụ hàng trăm năm, cây dứa nước, lá dong rừng… sau khi điều trị khỏi hẳn sẽ có một thang thuốc cắt sau cùng để bệnh không tái phát.
Tâm đức của người thầy thuốc vì dân nghèo
Chúng tôi tìm gặp chị Nguyễn Thị Thơm, ở thôn Lủ, xã Tân Bắc. Chị bảo, nếu không có ông Cảnh thì chắc chị đã không ở đây tiếp chuyện được với chúng tôi. Chuyện là năm ấy người chị bỗng nhiên khó chịu, sức khỏe giảm sút đi khám ở bệnh viện bác sĩ kết luận là xơ gan cổ trướng, rất khó chữa, gia đình đi bốc thuốc khắp nơi mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm, sau đó có một người đàn ông đã tự nguyện đến xin được chữa bệnh, khi ấy gia đình chị đồng ý nên chị mới có được như bây giờ.
Gần đây nhất là ông lý Văn Chán (Bắc Quang - Hà Giang) và anh Lê văn Mạnh ở (Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc) cũng bị bệnh gan được ông điều trị và hiện nay đã trở về cuộc sống bình thường.
Năm nay đã quá ngưỡng ngũ tuần, nhưng ngày ngày ông Cảnh vẫn lên rừng làm nương, trồng sắn lúa ngô để nuôi đàn gà lợn, ông bảo: "Giờ mình vẫn còn khỏe mạnh, nuôi được gà vịt để khi khách đến còn mổ đãi khách, đời người ngắn ngủi sống được bao nhiêu nên phải sống cho thoải mái".
Khi hỏi về thành tích chữa bệnh ông suy tư: "Từ trước đến nay không nhớ đã bao nhiêu người đến nhờ ông chữa, có những nhà sau khi chữa khỏi họ thường xuyên đến thăm hỏi gia đình vào những ngày lễ tết, thậm chí có người còn xin được nhận làm con nuôi". Ông bảo mỗi một ca chữa khỏi, tiền công, tiền biếu đối với ông là sự tùy tâm, tuyệt nhiên không đòi hỏi gì nhiều, tùy theo hoàn cảnh mà lấy, có khi chỉ là thóc gạo, con lợn con… ông vẫn vui lòng.
Comments[ 0 ]
Post a Comment