![]() Học sinh Trường THCS-THPT Hồng Hà quyên góp ủng hộ các lực lượng bảo vệ lãnh hải Tổ quốc trong buổi lễ chào cờ sáng qua - Ảnh: Minh Luân |
|
![]() Học sinh Trường THPT Nhân Việt bắt đầu với nội dung xoay quanh chủ đề biển, đảo - Ảnh: Đ.Nguyên |
Sinh viên ủng hộ xây dựng cột cờ Tổ quốc trên đảo Thổ Chu Ngày 12.5, tại Hà Nội, T.Ư Hội Sinh viên VN giới thiệu các hoạt động trong chương trình Sinh viên với biển đảo Tổ quốc năm 2014. Chương trình diễn ra từ ngày 15 - 18.5 tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang với 900 sinh viên tiêu biểu lựa chọn từ các trường ĐH, CĐ trong toàn quốc. Hành trình Sinh viên với biển đảo Tổ quốc sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa. Trong 3 ngày ở đảo, sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường biển, sơn sửa lại trường học, thi thuyết trình, hiến kế các ý tưởng, đề xuất giải pháp xây dựng phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Qua cuộc thi, ban tổ chức sẽ lựa chọn ý tưởng khả thi, đầu tư triển khai trên thực tế. Phó chủ tịch thường trực T.Ư Hội Sinh viên VN Bùi Quang Huy cho biết hành trình Sinh viên với biển đảo Tổ quốc được duy trì tổ chức hằng năm, diễn ra lần lượt ở các đảo có vị trí tiền tiêu quan trọng nhằm giáo dục thanh niên, sinh viên về lòng yêu nước, tình yêu biển đảo và khơi dậy trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương. Điểm nhấn của hành trình là lễ khởi công xây dựng cột cờ Tổ quốc trên đảo Thổ Chu với tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỉ đồng.
Phan Hậu
|
Giới trẻ không thờ ơ với vận mệnh đất nước Ghi nhận của Thanh Niên, thời điểm này, hơn bao giờ hết, cùng với cả nước, nhiều trường và bản thân mỗi giáo viên, HS ý thức rất rõ mong muốn góp sức mình bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước. Trên diễn đàn của Trường THPT Thăng Long (Hà Nội), một HS viết: “Vấn đề biển Đông đang rất nóng. Thay vì ngồi share hay viết status anh hùng thì các bạn hãy hành động đi. Học cho bản thân, gia đình và cho đất nước. Học thay cho cả những người đã ngã xuống bảo vệ Tổ quốc để các bạn có yên bình ngày hôm nay nữa”. Một bạn khác trên diễn đàn này còn tỏ ra sẵn sàng hơn: “Có thể nam sinh Thăng Long sẽ lên đường chiến đấu”… Bà Phạm Thị Thanh Vân, Hiệu trưởng trường này, chia sẻ: “Tôi rất xúc động khi đọc những dòng tâm sự đó của các em. Giới trẻ không hề thờ ơ với những gì liên quan đến vận mệnh đất nước…”. Đặng Huyền Thương, HS Trường THPT Nhân Chính (Hà Nội), cho hay: “Thời điểm này, ngày nào đi học chúng em cũng nói với nhau về vấn đề biển Đông. Tâm lý chung là rất bất bình với hành động ngang ngược của TQ”. Ông Vũ Quốc Lịch, giáo viên dạy địa lý Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, cho biết dù tập trung cao độ cho việc thi học kỳ và ôn thi tốt nghiệp THPT, ĐH nhưng HS vẫn rất quan tâm tới vấn đề này, thậm chí có những em còn hừng hực khí thế sẵn sàng lên đường chiến đấu. “Chính vì vậy, trong giờ dạy, tôi thường tận dụng mọi cơ hội để nói chuyện với các em về những vấn đề thời sự trên biển Đông. Tôi nói với các em về việc TQ đã dùng vũ lực để chiếm đóng Hoàng Sa năm 1974 như thế nào và VN tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo này với những bằng chứng ra sao”, ông Lịch nói và đề nghị: “Trong bối cảnh này, chúng ta phải thay đổi theo hướng tăng cường mạnh mẽ hơn nữa vấn đề dạy học về biển đảo. Tăng cả nội dung và hình thức giảng dạy để các thế hệ HS nắm được các vấn đề chính yếu về địa lý và lịch sử trên các vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”. Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc sở GD-ĐT Hà Nội, cho rằng rất muốn nội dung giáo dục, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo sâu rộng hơn trong các trường học. Trong tháng tư vừa qua, Sở GD-ĐT Hà Nội đã mời báo cáo viên đến để nói chuyện và củng cố thêm kiến thức cho hàng trăm giáo viên dạy lịch sử và địa lý về chuyên đề chủ quyền biển đảo. “Hy vọng rằng, các giáo viên bằng cách này, cách khác sẽ lồng ghép giáo dục cho HS biết yêu quý và giữ gìn chủ quyền biển đảo quê hương”, ông Thống gửi gắm.
Tuệ Nguyễn
|
Comments[ 0 ]
Post a Comment