Không ít các hộ nuôi, các gian
thương đã sử dụng những chiêu trò tinh vi để biến thủy hải sản sạch trở
nên độc hại nhằm tăng lợi nhuận, từ khâu nuôi trồng cho đến khi sơ chế
đưa ra thị trường.

Phát hiện 1 mẫu ngao chứa khuẩn Samonella gây ngộ độc (Ảnh minh họa)
Theo các chuyên gia, ngao, sò có thể chứa tới 38 loài tảo độc, trong
đó có 4 loại độc tố cực kỳ nguy hiểm gây tiêu chảy, liệt cơ, mất trí nhớ
và nhũn não…
![[IMG]](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_uACW7Oph8mbespMSNrb0nrZww3wacYEVzXu2QDy4nw2TByIvmVPqcj-gXtxzLXI4UAwW7ZdG_1-ekwR_9FhGFAPL-J5uqE-OouetH_xj0CdgwhMj-pYrGkVhBtWW2Q6bvGIS9OKCs75n8S1uv5_9esLJGGmywCJ-GgedGQOQjt=s0-d)
Cá tầm nhiễm chất cấm.
Không chỉ có ngao chứa khuẩn gây ngộ độc, trước đó, một số loại tôm, cua, cá cũng bị phát hiện nhiễm độc.

Bơm hóa chất vào tôm.
![[IMG]](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_s0tCLe9F3HcaX-XhnjQmFNj4CbIaXoKon26AKC8DJrIPGmkeBvHdgIobm65JCIpPi3MRBHD63p7c-2pwVfBLxEbP-TId9JI6bUWakWDxX1wOrblbJVIQK0Xp2dHBtPOSwDvXXmehzUHtfPdXCjeYKq_3EJCnch4H9IoO6KfYUV=s0-d)
Cua, ghẹ chết bị trộn hóa chất tạo gạch
Tại Vũng Tàu, những con cua ghẹ yếu, gãy
càng, rụng mai, thậm chí đã chết sẽ được bỏ mối cho các hàng rong. Chỉ
cần qua bàn tay “chữa trị” tài tình của người bán, đám ghẹ “thương
binh”, “ngất xỉu” này sẽ trở nên tươi rói bóng bẩy như chưa hề chết.
Những con cua, ghẹ chết sẽ được gắn lại càng và chân, sau đó ngâm vào
thứ nước là hỗn hợp nước, hàn the và bột ngọt, có màu đục nhờ nhờ. Trong
quá trình ngâm, thỉnh thoảng người chế biến còn cho vào nước một chất
phụ gia hóa học đựng trong gói nhỏ nhàu nát không rõ nhãn mác.
Xong công đoạn ngâm ướp để phục hồi hình dạng cho đám cua, ghẹ, người
ta xếp vào một rổ to cho ráo nước, chuẩn bị đến công đoạn bơm gạch. Hỗn
hợp gạch giả gồm lòng đỏ trứng vịt, bột mỳ, chất bảo quản trộn lẫn với
nhau, được bơm thẳng vào mai.
Sau khi qua nhiều bước “tái sinh”, toàn bộ số cua ghẹ chết trở nên
căng mẩy, mai gồ lên những mảng gạch màu vàng rộm, nhìn khác một trời
một vực so với hình ảnh nhợt nhạt, bốc mùi lúc trước. Kỹ xảo này còn
được áp dụng đối với cua ghẹ đang sống.
Thủy sản là một loại thức ăn chú trọng đến việc tươi ngon, khi chúng
đã chết, những dư lượng hóa chất tích tụ trong cơ thể sẽ không được
chuyển hóa, thịt của chúng sẽ nhanh chóng bị các loại vi khuẩn có hại
xâm nhập khiến người sử dụng ăn phải dễ mắc các bệnh đường ruột dẫn đến
ngộ độc cấp rất nguy hiểm
Comments[ 0 ]
Post a Comment