(TNO) “Không lý nào để trẻ em Việt Nam tập đánh vần “c… ơ… cơ… huyền… cờ” lại in nguyên hình lá cờ Trung Quốc”, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trương Trọng Nghĩa, bức xúc.
Cũng như ĐB Nghĩa, nhiều ĐBQH đã chất vấn Bộ trưởng GD-ĐT tại Phiên
họp thứ 16, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, chiều nay (22.3), về
việc liên tục xuất hiện những cuốn sách “dạy” trẻ em Việt Nam in hình cờ
Trung Quốc, có nội dung văn hóa, đời sống Trung Quốc.
ĐB Ngô Minh Thông đề nghị Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận giải trình rõ về
trách nhiệm của Bộ GD-ĐT về nội dung của những cuốn sách tham khảo “gốc”
Trung Quốc, dạy học cho trẻ em Việt Nam này.
Sách tham khảo thiếu nhi với cờ Trung Quốc - Ảnh: Nguyên Mi
|
Nêu thêm quan điểm, ĐB Trương Trọng Nghĩa cho rằng: “Chúng ta không
kỳ thị sách nước này hay sách nước kia. Có những cuốn sách tốt của nước
ngoài thì chúng ta nhập về vì nó tốt cho trẻ em Việt Nam. Nhưng ở đây là
những sách đơn giản dạy kể chuyện, thậm chí là sách tập đánh vần tiếng
Việt mà cũng phải nhập”.
|
|
|
Phải chăng những nhà giáo dục Việt Nam không đủ năng lực soạn thảo những cuốn sách như thế mà phải nhập nguyên xi từ nước ngoài? |
|
|
ĐB Trương Trọng Nghĩa |
|
|
“Phải chăng những nhà giáo dục Việt Nam không đủ năng lực soạn thảo
những cuốn sách như thế mà phải nhập nguyên xi từ nước ngoài? Không lý
nào trẻ em Việt Nam tập đánh vần “c… ơ… cơ… huyền… cờ” lại in nguyên lá
cờ Trung Quốc”, ĐB Nghĩa bức xúc.
ĐB Nghĩa nói thêm: “Tôi đã học lớp một và từng chứng kiến nhiều giai
đoạn đất nước ta khó khăn. Cả trong thời gian chiến tranh thiếu thốn
cũng không có chuyện không có sách đánh vần cho trẻ. Vậy sao hiện nay
phải nhập những sách đơn giản như thế. Phải chăng, sách đang bị chi phối
bởi những lợi ích, vấn đề khác?”.
“Tôi khẳng định sách dạy trong chương trình phổ thông và mầm non
chúng ta có đủ khả năng biên soạn và đã biên soạn đầy đủ”, Bộ trưởng Bộ
GD-ĐT nói.
Ông Luận giải trình rằng những
sách có in cờ Trung Quốc,
nội dung sai phạm đó là sách của các NXB ngoài ngành giáo dục, lưu
thông trôi nổi trên thị trường, ngoài thẩm quyền quản lý của Bộ GD-ĐT.
Theo Bộ trưởng GD-ĐT, trước đây, có một thông tư được ký kết giữa Bộ
GD-ĐT và Bộ Văn hóa Thông tin (giờ là Bộ Thông tin - Truyền thông) về
việc liên kết quản lý sách có liên quan đến giáo dục. Nhưng sau khi luật
Xuất bản có hiệu lực thì thông tư này chưa được ký lại.
Bộ trưởng GD-ĐT trả lời chất vấn của các ĐBQH - Ảnh: Ngọc Thắng
|
“Hiện nay, Bộ GD-ĐT chỉ quản lý, có rào cản kỹ thuật kiểm duyệt nội
dung đối với sách đưa vào nhà trường, dạy học giữa giáo viên và học
sinh. Còn cấp phép xuất bản, phát hành là trách nhiệm của Bộ Thông tin -
Truyền thông”, ông Luận nói.
Vì vậy, giải pháp Bộ trưởng Luận đưa ra để giải quyết vấn đề trên là:
Bộ GD-ĐT sẽ cùng Bộ Thông tin - Truyền thông tính toán, có văn bản
“quét” những loại sách này. Về phần mình, Bộ GD-ĐT cũng xây dựng “rào
cản”, quy định chặt chẽ về sách tham khảo sử dụng trong nhà trường.
Với những sách tham khảo có in cờ Trung Quốc, Bộ GD-ĐT đã thông báo
thu hồi trong toàn ngành, không được sử dụng và cảnh báo phụ huynh, học
sinh.
Vụ bản đồ trong sách Tiếng Việt lớp 1 “quên” quần đảo
Trường Sa, Hoàng Sa, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng: “Sách có đảo nhưng
vì chữ mờ và nhỏ nên khó thấy”.
Được biết, vừa qua, một số phụ huynh có phản ánh, trong
cuốn sách Tiếng Việt lớp 1, tập hai của NXB Giáo dục (tái bản lần thứ
11) có bức ảnh bản đồ Việt Nam nhưng lại không thể hiện rõ quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền nước ta.
Cuốn sách do bà Đặng Thị Lan Anh chủ biên, chịu trách
nhiệm xuất bản là Tổng giám đốc NXB Giáo dục ông Ngô Trần Ái và Tổng
Biên tập Nguyễn Quý Thao.
Hình bản đồ Việt Nam trong sách Tiếng Việt lớp 1 không thấy quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa - Ảnh chụp từ trang sách
|
Tại trang 78 có bài tập 2: “Điền vần iêt hay uyêt?”. Dưới
đề bài là bức ảnh minh họa bản đồ Việt Nam, trong đó hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa không được thể hiện rõ.
Qua phản ứng của dư luận, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận, cho biết đã kiểm tra, NXB Giáo dục đã cho thu hồi và sẽ khắc phục.
Đồng thời, ông Luận thông báo, trong các trường hợp sách
có in cờ Trung Quốc, có một cuốn sách của NXB Đại học Sư phạm Hà Nội,
thuộc ngành GD, Bộ GD-ĐT đã có kiểm điểm và rút kinh nghiệm toàn ngành.
|
Nguyên M
cái này cố tình bán nước chứ còn gì mà lí giải, chán thật
ReplyDelete