Gần đây, nhiều trường hợp vào bệnh viện tâm thần điều trị với chứng bệnh
kỳ quặc: sợ mình nhiễm HIV tới mức ám ảnh. Thậm chí có trường hợp kiến
thức đủ rộng để biết con đường lây truyền HIV nhưng vẫn sợ rất viển vông
Đi "sung sướng", về ám ảnh sợ nhiễm HIV
Bệnh viện 09 (Hà Nội) vừa tiếp nhận chữa trị cho bệnh nhân N. V. H. – kỹ
sư quê ở Hà Nam. Ths. BS Trần Quốc Tuấn - Giám đốc bệnh viện cho biết,
trước đó, chỉ vì anh đi quan hệ với gái mại dâm, bao bị bục mà lúc nào
cũng bị ám ảnh vì nhiễm HIV. Khi cơ thể có bất kỳ sự thay đổi nào, anh
cũng đều cho là biểu hiện của HIV. Sau một lần mất ăn mất ngủ vì hoang
mang như vậy anh đã bị ám ảnh đến nỗi sợ bị lây HIV trong cả những sinh
hoạt hằng ngày.
Theo lời anh kể, khi “vui vẻ”, anh chỉ dám để cô ấy dùng tay kích
thích, ngồi lên day trượt khiến dịch ở âm đạo dính vào “cậu nhỏ” của
mình. Về nhà trên cơ thể lại xuất hiện những biểu hiện ra mồ hôi trộm,
trên lưng có những nốt trứng cá, bàn tay bong tróc, đi ngoài khiến anh
hoảng sợ nghĩ chắc chắn mình đã bị nhiễm. Dù đã được tư vấn khả năng
phơi nhiễm H trong trường hợp đó không cao nhưng anh vẫn không khỏi lo
lắng. Mỗi khi có biểu hiện khác trên cơ thể anh lại gọi điện hỏi bác sỹ
có phải bị nhiễm HIV rồi không. Nhiều hôm anh gọi điện thoại nhờ bác sỹ
tư vấn 4 – 5 lần.
Đến cơ sở xét nghiệm, bác sỹ nói phải chờ kết quả sau 3 tháng mới cho
kết quả chính xác. Suốt thời những ngày tháng đó, anh H thấy như có cái
án tử hình đang treo trước mắt. Anh mất ăn mất ngủ không làm được việc
gì. Người gày rộc từ hơn 60 cân xuống còn hơn 50 cân cân, xanh xao. Anh
luôn hoang tưởng, ảo giác, mất ngủ kéo dài, kèm theo những suy nghĩ ám
ảnh dày vò triền miên. Nhiều khi kích động, giận dữ la hét, có khi trầm
cảm sững sờ không nói không ăn...
Khi có kết quả khẳng định anh không nhiễm thì anh lại không tin kết quả
đó chính xác mà cho rằng các bác sỹ chỉ muốn giấu mình. Anh đòi bác sỹ
được điều trị thuốc rồi đi khắp nơi xét nghiệm. Cứ vài ngày anh lại gọi
điện cho bác sỹ tư vấn rồi trình bày lại từ đầu đến cuối những nỗi lo
của mình. Ngay cả khi bác sỹ đang ngủ cũng phải dậy để tư vấn cho anh.
Gia đình làm đủ mọi cách nhưng không kéo anh ra khỏi sự ám ảnh quá mức
đó, thậm chí phải gửi anh vào bệnh viện tâm thần để điều trị.
Theo bác sĩ Ngô Thanh Hồi – Giám đốc BV Tâm thần Mai Hương, số lượng
bệnh nhân rối loạn tâm thần vì HIV ngày càng nhiều. Việc điều trị cho
những bệnh nhân rối loạn tâm lý vì nhiễm HIV rất khó khăn. Những người
nghi mình bị nhiễm HIV phải chờ kết quả xét nghiệm một thời gian dài nên
tâm lý hoang mang, lo sợ trước sự kỳ thị của mọi người khi biết mình bị
nhiễm mới dẫn tới rối loạn tâm thần. Nhiều trường hợp thậm chí đã đi
xét nghiệm cho kết quả âm tính nhưng vẫn lo, lại đi xét nghiệm tiếp...
Vì sợ mà họ chỉ ăn với đi khám, dù bác sĩ khám đã giải thích rõ các
đường lây và cho rằng sự lo lắng là không có cơ sở nhưng bệnh nhân vẫn
lo. Họ trở nên tuyệt vọng, thậm chí đòi tự sát.
Tự "ám thị" đâu cũng có thể lây nhiễm HIV
Có những trường hợp mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức do ám ảnh sợ
nhiễm HIV quá mức. Như chị Nguyễn Thị T. (32 tuổi) trong công việc cũng
phải tuyên truyền về HIV/AIDS nắm rõ đường lây của HIV cũng như khả năng
lây nhiễm qua các con đường, nhưng gần đây không rõ do công việc căng
thẳng hay vì lý do gì mà tự dưng chị luôn ám ảnh, đêm nằm mơ mình nhiễm
HIV.
Mọi thứ chị đều cảm thấy bất thường và nghĩ là mình bị nhiễm. Khi đi
gội đầu, cắt tóc ngoài hàng chị lo lây nhiễm từ người gãi đầu cho mình
lẫn cái kéo cắt tóc; ra chợ mua thịt bò cũng sợ người thái thịt bị đứt
tay và nhỡ đâu có thể lây truyền virus... Qua thăm khám, các bác sỹ cho
biết chị mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức.
Nhiều trường hợp vào bệnh viện tâm thần điều trị với chứng bệnh kỳ quặc: sợ mình nhiễm HIV
Theo các chuyên gia về sức khỏe tâm thần, khi mắc phải chứng bệnh
này, những ý nghĩ vô nghĩa cứ lặp lại một cách thường xuyên trong tâm
trí người bệnh. Thể hiện sự sợ hãi có tính chất hoang tưởng một cách dai
dẳng, lo âu thái quá về việc mắc bệnh. Bệnh nhân có thể nhận thấy những
ý nghĩ ám ảnh và những hành vi cưỡng bức ấy là vô lý. Song họ vẫn không
thể chống lại được nó, thậm chí không thể dừng lại để có những lúc thư
giãn.
Với những người phải làm việc căng thẳng, nhiều sức ép dễ mắc chứng
bệnh này. Mọi người cần cân bằng tìm đến sự thư giãn, giải trí như đi
bộ, tập thể thao... khi bắt đầu thấy mình có dấu hiệu stress. Khi lo
lắng, căng thẳng về điều gì cần chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu thấy
mình có "bất thường" như lo lắng quá mức, lo đến mức vô lý... cần đi
khám để được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Theo Hà My (Gia đình & Xã hội)
Comments[ 0 ]
Post a Comment