Đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người
khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt 1 triệu đồng.
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến nội dung Dự
thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư
pháp. Dự thảo gồm 8 Chương, 74 Điều, bao gồm các nội dung: hôn nhân gia
đình; phá sản doanh nghiệp; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp và thi
hành án dân sự).
Trong đó, đáng chú ý, điều 46 quy định Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
Cụ thể, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 1 triệu
đồng đối với một trong các hành vi: Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả
nghiêm trọng.
Mức phạt cũng áp dụng với trường hợp: Chưa có vợ hoặc chưa có chồng
mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là
đang có chồng hoặc đang có vợ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoại tình có thể bị phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 1 triệu đồng (Ảnh minh họa)
Các hành vi khác như: kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba
đời; Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; Kết hôn giữa người đã từng
là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể,
bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Kết hôn
giữa những người cùng giới tính... cũng sẽ bị chịu mức phạt này.
Ngoài ra, Dự thảo cũng quy định hình thức xử phạt bổ sung là buộc
chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật đối với những trường hợp vi
phạm.
Tại Dự thảo tờ trình Chính Phủ, về hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Bộ Tư pháp, hình phạt chính vẫn giữ
nguyên như hiện hành (phạt cảnh cáo và phạt tiền).
Tuy nhiên, mức phạt tiền đối với các hành vi được quy định trong Nghị định đều được quy định theo hướng tăng mức xử phạt.
Nhận con nuôi nhằm mục đích vụ lợi bị phạt 10 triệu đồng
Tại dự thảo xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực Hôn nhân và gia đình lần này, bổ sung Điều 48 về các hành vi
trong lĩnh vực con nuôi. Trong đó, mức phạt tiền nặng nhất lên đến đến
10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: dụ dỗ, mua chuộc, ép
buộc, đe dọa để có được sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em
làm con nuôi; Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu nhận trẻ em làm
con nuôi nhằm mục đích vụ lợi; Làm dịch vụ môi giới cho hoặc nhận con
nuôi trái pháp luật; Lợi dụng hoạt động xin nhận con nuôi nhằm bóc lột
sức lao động đối với trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác. |
Dương Tùng
(Khampha
Comments[ 0 ]
Post a Comment