"Giới đầu tư đang bị thị trường chứng khoán thu hút, mà lạm phát thì
không có. Vì thế, họ đặt câu hỏi là họ cần vàng để làm gì”...
“Rơi tự do” có lẽ là từ chính xác nhất để miêu tả sự sụt giảm của
giá vàng
trong hai phiên liên tiếp vào ngày thứ Sáu tuần trước và thứ Hai tuần
này. Với mức giảm 13% của giá vàng giao tháng 6, kim loại này đã đánh
dấu chuỗi hai phiên giảm giá “chóng mặt” nhất kể từ năm 1980.
Chốt phiên giao dịch ngày 15/4, giá vàng giao tháng 6 tại New York
còn 1.361 USD/oz. Chỉ trong vòng có hai phiên giao dịch, hơn 200 USD đã
“bốc hơi” khỏi giá của mỗi ounce vàng.
Giới phân tích đã nói nhiều đến nguyên nhân khiến giá vàng giảm kỷ
lục trong vòng 2 phiên vừa qua, bao gồm chuyện đảo Cyprus tính khả năng
bán vàng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cân nhắc khả năng kết thúc
chương trình nới lỏng định lượng, rồi thì các đợt xả hàng của quỹ SPDR
Gold Trust, hay yếu tố kỹ thuật…
Tuy nhiên, theo tờ Business Week, nhân tố quan trọng nhất khiến giá
vàng lao dốc chính là sự đi xuống của lạm phát trên phạm vi toàn cầu,
khiến sức hấp dẫn của vàng với trò kênh đầu tư chống lạm phát hàng đầu
suy giảm.
Những nhà đầu tư đặt cược vào sự bùng nổ của lạm phát nhận thấy, giờ là lúc phải tháo chạy khỏi vàng bằng bất kỳ giá nào.
Đối với những người tiêu dùng mà cuộc sống còn chật vật, thì việc lạm
phát giảm đối với họ là chuyện khó tin. Tuy nhiên, bằng chứng mà chỉ số
giá tiêu dùng (CPI) mà ngân hàng JPMorgan Chase đưa ra là rõ nét. Đây
là chỉ số theo dõi lạm phát nói chung ở 30 quốc gia chiếm 90% sản lượng
kinh tế của toàn thế giới.
Theo chỉ số của JPMorgan Chase, lạm phát toàn cầu đạt đỉnh ở 4% vào
năm 2011 và đã giảm dần đều kể từ đó. Cũng theo chỉ số của ngân hàng
này, mức tăng giá cả toàn cầu trong tháng 2 năm nay chỉ vào khoảng 2,5%
so với cùng kỳ năm ngoái.
JPMorgan Chase đưa ra hai kịch bản về triển vọng lạm phát toàn cầu trong thời gian còn lại của năm 2013.
Trong đó, kịch bản chính là kịch bản “từ dưới lên”, dựa trên những xu
hướng giá cả theo dự báo của các nhà phân tích đối với từng lĩnh vực
trên toàn thế giới. Kịch bản này cho thấy, lạm phát sẽ tăng rất nhẹ
trong thời gian còn lại của năm từ mức hiện tại.
Kịch bản thứ hai là kịch bản “từ trên xuống”, dựa trên phân tích của
các chuyên gia kinh tế của JPMorgan Chase, tính đến giá cả của các hàng
hóa giao sau, cùng nhiều yếu tố khác. Theo kịch bản này, lạm phát toàn
cầu sẽ giảm trong thời gian còn lại của năm, về gần ngưỡng 2%.
Báo cáo của JPMorgan Chase được đặt tựa đề là: “The slide in global
inflation may not be over” (tạm dịch: “Sự đi xuống của lạm phát toàn cầu
có thể chưa kết thúc”).
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Joseph Lupton, chuyên gia kinh tế toàn
cầu cao cấp của JPMorgan Chase, nói rằng, sự đi xuống của lạm phát một
phần là kết quả của việc các nút thắt nguồn cung được giải tỏa song song
với nhu cầu tăng trưởng chậm lại.
Tuần trước, ngân hàng Goldman Sachs cảnh báo rằng, sự đi xuống của
giá vàng đang bước vào thời kỳ tăng tốc sau 12 năm giá vàng tăng liên
tục, đánh dấu chuỗi tăng dài nhất trong 9 thập kỷ.
“Bất kỳ ai đã mua vàng trước đợt giảm giá này cũng đều có thể chịu
thiệt hại. Thị trường đã ngộ ra rằng, vàng không thực sự cần thiết với
tư cách một tài sản an toàn. Giới đầu tư đang bị thị trường
chứng khoán
thu hút, mà lạm phát thì không có. Vì thế, họ đặt câu hỏi là họ cần
vàng để làm gì”, ông Donald Selkin, chiến lược gia trưởng của National
Securities ở New York, nhận xét trên Bloomberg.
Theo An Huy (Vneconomy)
Comments[ 0 ]
Post a Comment