Bên cạnh chặt chém, tình trạng tour du lịch chất lượng kém khiến
không ít khách du lịch ngán ngẩm. Thời ế ẩm, các DN chỉ lo tranh giành
khách bằng cách giảm giá mà bỏ quên chất lượng đang là thực trạng đáng
báo động.
Nhiều phiền toái
Cần tìm tour đi miền Tây trong một
ngày, anh Nguyễn Minh Đức (sống tại quận Đống Đa, Hà Nội) tham khảo tại
một số hãng lữ hành lớn, tour đi trong ngày xuống Bến Tre khởi hành tại
TP Hồ Chí Minh có giá khoảng gần 1 triệu đồng, bao gồm cả đưa đón và ăn
trưa. Tuy nhiên, khi tham khảo tại một website khác anh Đức giật mình
bởi giá chỉ có 360 nghìn đồng/người. So sánh về hành trình tour giữa hai
bên, anh Đức thấy cũng không khác là bao, cuối cùng anh quyết định chọn
đơn vị rẻ hơn trên đường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TPHCM.
Theo chương
trình đơn vị lữ hành sẽ đón anh lúc 8 giờ tại sảnh khách sạn nhưng đến
tận một tiếng sau, hướng dẫn viên mới tới nơi và dẫn anh tới địa điểm
tập kết. Lúc này anh mới ngã ngửa ra mình sẽ được ghép với đoàn khác,
trong đó có 6 người nước ngoài và 2 người Việt Kiều.Hỏi chuyện những
người đi cùng đoàn anh biết rằng cũng có nhiều người rơi vào hoàn cảnh
như anh.
Không những thế, chuyến đi Bến Tre đã khiến anh thất
vọng bởi chương trình đơn điệu, hướng dẫn viên hời hợt và ít địa điểm
thăm quan, chủ yếu là dừng chân tại các nhà hàng và địa điểm mua sắm.
Anh
Đức kể lại: “Khi book tour tối đã đã thấy nghi ngờ vì người nhận đặt
tour nói rằng gửi tiền đặt cọc vào toàn khoản cá nhân và không có hóa
đơn. Nếu muốn có hóa đơn phải đóng thêm một khoản chi phí. May là không
bị lừa”.
Nói về tình trạng bị bán khách, chị Hương Lan, giám đốc
công ty kinh doanh ở Mỹ Đình – Hà Nội, vẫn không quên được chuyến đi du
lịch Đà Nẵng.
Năm 2012, công ty chị Lan tổ chức chuyến nghỉ mát
hè cho 45 cán bộ công nhân viên. Công ty chị ký hợp đồng với một đơn vị
lữ hành ở Hà Nội nhưng đến khi khởi hành bằng xe ô tô từ Mỹ Đình đi chị
đã thấy lạ bởi lái xe và hướng dẫn viên lại là người Đà Nẵng.
Hỏi
hướng dẫn viên của đơn vị hợp đồng thì được lý giải là người công ty
cả. Đến Đà Nẵng, trong suốt cuộc hành trình, mỗi một ngày đều có một
hướng dẫn viên khác. Nhân viên hướng dẫn của công ty Hà Nội chỉ có mặt
đầu ngày giới thiệu lịch trình rồi mất tích.
“Tôi biết công ty du
lịch Hà Nội họ chỉ nhận hợp đồng sau đó bán lại cho đơn vị khác trong
Đà Nẵng. Chính vì thế mà chuyến du lịch không được ưng ý. Đi đâu cũng
vội vàng còn ăn uống kém chất lượng .Sợ nhất là xe ô tô đi trong đêm tốc
độ cao, ai trên xe cũng phát hoảng”, chị Lan kể.
Không chỉ bị
bán tour, quảng cáo dịch vụ, chương trình tour... một đằng nhưng chất
lượng một nẻo theo kiểu “treo đầu dê” cũng diễn ra thường xuyên. Việc
cạnh tranh gần đây xuất hiện ngày càng nhiều hiện tượng chào tour giá rẻ
nhưng chất lượng rất thấp khiến khách hàng rất bức xúc.
Bà
Nguyễn Hồng Hạnh, công tác tại một trường mầm non tư thục kể. Trường của
chị ký hợp đồng dịch vụ với một đơn vị tổ chức chuyến nghỉ mát Cát Bà
ba ngày 2 đêm với giá 1,5 triệu đồng/người.
“Họ quảng cáo nghe mê
lắm nhưng thực tế thì phòng trọ chỉ rộng chưa đầy 10m2 mà hướng dẫn
viên cứ xếp 3 người chung một phòng. Chưa kể, thực đơn ăn các buổi chỉ
có thịt kho, rau và canh chua lèo tèo.Đơn vị du lịch còn đề nghị khỏi
cần đi các điểm tham quan mà cho mọi người tự túc sinh hoạt.
Tự bảo vệ mình
Ông
Nguyễn Minh Dương, giám đốc một công ty dịch vụ lữ hành thừa nhận tình
trạng trên rất thường xảy ra trong thời gian cao điểm.
“Vừa qua
có rất nhiều trường hợp khách đã khiếu nại với cơ quan quản lý du lịch
về việc mua tour du lịch có chất lượng dịch vụ không đúng với cam kết
ban đầu. Thực tế, tuyến du lịch trong nước có giá rẻ do trừ vào các dịch
vụ khách sạn, xe vận chuyển, bữa ăn chỉ đạt tiêu chuẩn trung bình thấp
trở xuống”, ông Dương Nói
Chị Như Mai, Trưởng phòng kinh doanh
công ty du lịch ở Ba Đình – Hà Nội cho rằng, nhiều nơi bán tour với giá
rẻ hơn rất nhiều mà không hiểu họ làm như thế nào để có giá thấp như
vậy. Bà Mai kiến nghị, cơ quan quản lý cần xử lý những đơn vị kinh doanh
kém chất lượng ảnh hưởng tới ngành du lịch. Nếu cứ cạnh tranh giảm giá
không theo tiêu chuẩn nào như hiện nay thì cả hai cùng “chết”: các công
ty du lịch không có lợi nhuận hoặc muốn có lợi nhuận phải làm đủ mọi
cách cắt bớt dịch vụ... vừa mất tiếng vừa mất khách.
Ông Dương đưa
ra lời khuyên, khi mua dịch vụ, tour ở bất cứ công ty dịch vụ lữ hành
nào cũng phải xem chương trình cụ thể và bắt buộc nhân viên kinh doanh
của công ty phải cam kết rõ ràng chất lượng dịch vụ. Khi du khách đi
tour không đúng theo cam kết này thì cần thiết phải yêu cầu công ty bồi
thường. Du khách cũng có thể báo với thanh tra du lịch địa phương tiến
hành kiểm tra, can thiệp.
Theo Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, thời gian qua, tình
trạng đeo bám, chặt chém khách du lịch cũng như giá cả sản phẩm, dịch vụ
du lịch quá cao so với thực tế đã ảnh hưởng xấu tới ấn tượng của khách
du lịch nước ngoài tới Việt Nam. Thực chất, tình trạng trên không phải
bây giờ mới có mà gần đây, vấn đề này đã rộ lên, gây bức xúc trong dư
luận xã hội.
Sắp tới, du lịch trong nước phải ưu tiên đến chất
lượng, dịch vụ du lịch phải tập trung theo chiều sâu. Theo đó, tình
trạng đeo bám, chặt chém khách du lịch phải được loại bỏ triệt để. Giá
cả niêm yết sản phẩm, đồ ăn uống du lịch phải được niêm yết công khai.
Ngoài ra, Bộ VH-TT&DL sẽ yêu cầu các địa phương
thành lập đường dây nóng, lực lượng bảo vệ, quản lý thị trường, môi
trường để khi người dân phát hiện những vấn đề nào ảnh hưởng xấu tới du
khách có thể phản ánh. |
Duy Anh
Comments[ 0 ]
Post a Comment