(Dân trí) - Trong một thế giới hoàn hảo, bạn và sếp có cùng tính cách
và nhất trí 100% trong tất cả mọi chuyện. Tuy nhiên, trong thế giới
thực, những bất đồng luôn tồn tại và rất có thể sẽ có lúc sếp muốn “tống
khứ” bạn ra khỏi công ty.
Ảnh minh họa.
Việc không được sếp coi
như một người bạn không phải lúc nào cũng gây ra những rắc rối cho bạn.
Mặc dù vậy, vẫn có những dấu hiệu cảnh báo cho thấy mối quan hệ không
“xuôi chèo mát mái” với sếp có thể đẩy bạn tới nguy cơ mất việc.
Theo
một cuộc thăm dò mới đây với sự tham gia của hơn 2.000 vị sếp, 27% số
này cho biết đang muốn ít nhất một nhân viên nào đó của mình mất việc.
Các vị sếp cũng cho biết họ có nhiều cách để đối phó với những nhân viên
mà họ không ưa. Nhiều người đưa ra cảnh báo chính thức (42%), nhưng
cũng có nhiều người đưa ra những tín hiệu “ngầm”.
Dưới đây là 8
cách gián tiếp mà các nhà quản lý trong cuộc thăm dò nói trên cho biết
là họ đang áp dụng với những nhân viên mà họ muốn cho nghỉ việc:
1. Chỉ ra những lỗi của nhân viên trong quá trình làm việc thường xuyên hơn: 27%
2. Cắt giảm nhiệm vụ công việc giao cho nhân viên đó: 21%
3. Thuê một nhân viên khác để rốt cục thay thế nhân viên bị “ghét”: 12%
4. Điều chuyển nhân viên đó tới một nơi làm việc khác: 8%
5. Không cho nhân viên đó tham gia vào các dự án mới của công ty: 8%
6. Ưu tiên giao tiếp với nhân viên đó qua email là chủ yếu, thay vì trực tiếp hay bằng điện thoại: 7%
7. Không mời nhân viên đó tới một số cuộc họp nhất định hoặc đưa anh/cố ấy vào những dự án nhất định: 6%
8. Không mời nhân viên đó tham gia những cuộc tụ tập ngoài giờ làm với các đồng nghiệp khác: 3%
32%
các nhà quản lý được hỏi cho biết họ sẽ không có hành động nào trong số
những hành động kể trên đối với nhân viên mà họ “không ưa”. Tuy nhiên,
nếu bạn chẳng may không được sếp yêu mến, thì hẳn bạn cũng hy vọng nhà
quản lý sẽ thẳng thắn với bạn về bất kỳ vấn đề nào đang ngáng trở sự
thành công trong sự nghiệp của bạn.
“Điều quan trọng là các nhà
quản lý nên thẳng thắn ở mức cao nhất có thể đối với những nhân viên
không còn phù hợp với công ty, cho dù bất kỳ lý do là gì”, bà Rosemary
Haefner, Phó chủ tịch phụ trách vấn đề nguồn nhân lực của CareerBuilder,
nói.
“Rất may là đa số các nhà quản lý tham gia cuộc thăm dò của
chúng tôi cho biết là họ sẵn sàng giải quyết vấn đề thông qua đối thoại
trực tiếp hoặc cảnh báo. Mặc dù vậy, vẫn có những người không làm gì
cả, hoặc thậm chí có những hành động mang tính tiêu cực có thể kéo dài
tình huống bất lợi trong công việc. Các nhân viên cần hết sức chú ý
những dấu hiệu cảnh báo từ phía sếp, và nếu cần thiết, hãy có những bước
đi cụ thể để cải thiện tình hình”, bà Haefner đưa ra lời khuyên.
Điều
đầu tiên bạn cần ghi nhớ là không bao giờ là quá muộn để cải thiện tình
hình. Cho dù sếp có nói trực tiếp với bạn về sự không hài lòng của sếp,
bạn vẫn có thể biết được mình có phải là một nhân viên được sếp quý mến
hay không. Khi sếp không ưa bạn, tình huống đó có thể khiến bạn cảm
thấy căng thẳng, nhưng đừng vội đi kiếm một công việc mới. Dưới đây là
một số hành động cần thiết khi sếp “hết muốn” nhìn thấy bạn, theo gợi ý
của bà Haefner:
1. Tăng cường cam kết với công việcHãy
tìm ra những mảng công việc mà bạn có thể cải thiện ngay lập tức và thể
hiện sự cam kết của bản thân với những mục tiêu của công ty. 63% số nhà
quản lý được hỏi cho biết, điều tốt nhất mà một nhân có thể làm để cải
thiện quan hệ với cấp trên đơn giản chỉ là cải thiện chất lượng công
việc. Trong hầu hết các trường hợp, quan điểm tiêu cực của sếp về bạn sẽ
lùi vào dĩ vãng nếu bạn làm được điều này.
2. Đừng tỏ thái độ ác cảm hay “buôn chuyện”59%
số nhà quản lý cho biết, nếu nhân viên mà họ không ưa thể hiện khả năng
“thúc đẩy công việc và không giữ thái độ ác cảm”, thì đó là một nhân tố
quan trọng để cải thiện mối quan hệ sếp-nhân viên. Dĩ nhiên, điều này
đòi hỏi thiện chí của cả hai bên, nhưng nếu nhân viên thể hiện được sự
chuyên nghiệp thay vì những khác biệt cá nhân, thì mối quan hệ ở nơi làm
việc sẽ được cải thiện dễ dàng hơn.
Tương tự, 38% số nhà quản lý
được hỏi cho biết, chỉ cần nhân viên đó không đem chuyện bị sếp ghét ra
để “tám” với các đồng nghiệp khác thì đó cũng là một cách thông minh để
cải thiện quan hệ.
3. Chủ động cải thiện quan hệ với sếpNếu
bạn cảm thấy sếp muốn bạn ra đi, hãy có những hành động “phòng thủ”
bằng cách đưa ra những ý tưởng có thể cải thiện mối quan hệ trong công
việc. 40% số nhà quản lý được hỏi xem đây là cách tốt nhất để vượt qua
vấn đề. Nhân viên có quyền làm rõ những kỳ vọng đối với vai trò và trách
nhiệm của họ. Một cuộc trao đổi giữa sếp với nhân viên để xác định lại
hay làm rõ những kỳ vọng đó đôi khi là cần thiết.
Phương Anh
Theo AOL Jobs
Comments[ 0 ]
Post a Comment