16 tấm ảnh ghi lại những khoảnh khắc thời trẻ với nhiều kỉ niệm đáng nhớ đã được Thu Minh lần đầu tiết lộ.
Những bức ảnh này sẽ được trưng bày trang trọng tại
Góc Dấu ấn ngay trước cổng B của Nhà thi đấu Nguyễn Du (TP.HCM) trước khi liveshow
Dấu ấn - Thu Minh diễn ra (20 giờ 30 phút ngày 3.8).
Thu Minh là con gái út của một gia đình năm người không có ai theo
nghệ thuật. Vì sinh vào một buổi sáng mùa thu tại Hà Nội, cha cô quyết
định đặt tên con gái út là Thu Minh với hi vọng cô con gái sở hữu một
nét đẹp như "vẻ đẹp trong ngần đầy êm dịu của buổi sáng mùa thu Hà Nội".
Thu Minh trải qua tuổi thơ êm đềm nhưng cũng lắm gian truân và khó nhọc
|
Bố mẹ của Thu Minh là công nhân viên chức nhà nước, phải làm lụng cật
lực để nuôi năm người con và trang trải việc học cho chị em Thu Minh.
Đối với Thu Minh, mẹ là người phụ nữ tuyệt vời nhất. “Nếu có ai hỏi,
tôi sẽ trả lời ngay thần tượng của mình là bố và mẹ. Tính cách tôi giống
mẹ rất nhiều, bà khó tính và nghiêm khắc... Và tôi cũng quan niệm mình
là người phụ nữ hiện đại nhưng vẫn sống trong khuôn khổ của người Á Đông
và không tự cho phép mình làm điều gì sai với bản thân mình”.
Nói về cha mẹ của mình, Thu Minh dành nhiều tình cảm trìu mến và hạnh
phúc. Cô chia sẻ: "Bố là người thuyết phục, là người tôi dễ chia sẻ và
chịu khó nghe tôi kể chuyện tâm sự nhưng mẹ là người tác động lớn đến
tính cách và cuộc sống. Tôi như là một bản sao nhỏ của mẹ vậy. Tôi khó
tính từ bé, giống hệt mẹ tôi nhưng nếu như thân thiết rồi thì cả tôi và
mẹ đều rất chăm sóc người đó, quan tâm, hỏi han tận tình".
Thu Minh và bố lúc mới vào Sài Gòn
|
Năm lên 5 tuổi, gia đình Thu Minh chuyển đến định cư tại một khu nhà
chung cư trên đường Ngô Quyền (Q.5, TPHCM). Những ngày tháng lớn lên ở
chung cư, Thu Minh luôn đạt được thành tích khá trong học tập và được mẹ
thưởng cho chiếc xe đạp.
Thu Minh tham gia nhiều hoạt động văn nghệ từ nhỏ
|
Thu Minh tham gia sinh hoạt âm nhạc tại Nhà thiếu nhi Q.5 và các cuộc
thi nhỏ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau khi tốt nghiệp cấp hai,
bố của Thu Minh cảm thấy cô có năng khiếu nên cho cô theo học múa ballet
chuyên nghiệp hệ 6 năm tại Trường múa TP.HCM.
Nữ ca sĩ học múa năm 15 tuổi
|
Năm 15 tuổi, Thu Minh tình cờ bắt gặp băng rôn của cuộc thi
Tiếng hát truyền hình
do HTV tổ chức, cô không tiết lộ với gia đình và tự đăng kí thi. Tuy
nhiên, khi lọt vào đến vòng chung kết thì cô bị loại do ban giám khảo
cuộc thi phát hiện ra cô chưa đủ tuổi tham dự theo thể chế.
Thu Minh đã khóc hết nước mắt nhưng được sự động viên và khích lệ từ
cha, cô tiếp tục tập luyện và trở lại cuộc thi vào năm sau.
Bất ngờ năm 16 tuổi, Thu Minh trở thành thí sinh nhỏ tuổi nhất tham gia
Tiếng hát Truyền hình TP.HCM và đoạt giải Nhất với hai ca khúc có số điểm cao nhất là
Bóng cây Kơ-nia và
Tình ca cho em.
Thu Minh trong bộ áo dài vàng thể hiện ca khúc Bóng cây Kơ-nia
Là thí sinh nhỏ tuổi nhất nhưng Thu Minh đã để lại dấu ấn bất ngờ cho cuộc thi
|
Đây là một bước đệm quan trọng đầu tiên cho sự nghiệp của cô và lập tức thu hút được sự chú ý của dư luận.
|
|
Những bức ảnh này sẽ được trưng bày trang trọng tại Góc Dấu ấn ngay trước cổng B của Nhà thi đấu Nguyễn Du vào trước khi liveshow Dấu ấn - Thu Minh diễn ra (20 giờ 30 phút tối 3.8).
|
|
|
Cô vui mừng chia sẻ: “Tôi còn nhớ như in đêm chung kết, bố chở tôi đi,
ngồi ở hàng ghế dưới và giọt nước mắt hạnh phúc của bố đã rơi trên khuôn
mặt ấy khi nghe xướng tên, tôi là thí sinh có số điểm cao nhất với hai
ca khúc
Bóng cây Kơnia và
Tình ca cho em. Tôi hạnh
phúc và ngơ ngác, ngây ngô vì cái giây phút hạnh phúc đấy. Nhưng tôi tự
hào vì mình đã làm việc cật lực và hết mình, nên phần thưởng đấy là xứng
đáng. Sau cái ngày đó, báo chí phỏng vấn liên tục, các hãng băng đĩa
(lúc bấy giờ tuy không nhiều) mời liên tục nhưng bố vẫn khuyên tôi cái
học lấy làm đầu và vẫn phải đến trường”.
Thu Minh nhận giải nhất Tiếng hát truyền hình TP.HCM năm 1993
|
Đôi khi nhớ lại kỉ niệm ngày xưa, Thu Minh chia sẻ: “Nhớ những lúc bố
đèo tôi đi hát và chờ ở phía ngoài, hai bố con đêm nào cũng về thật
khuya, đó là khi tôi tốt nghiệp trường Múa và chính thức đi hát, chiếc
xe honda “ọt ẹt” và hơi cũ đã trở thành 1 kỷ niệm khó quên trong ký ức
của tôi về những ngày gian khó. Có lúc chạy sô đến tận Vũng Tàu, và về
bị bầu sô cắt bớt tiền, tôi đã trả lại không nhận, vì tôi quan niệm mình
chỉ nhận đúng số tiền như công sức mình đã bỏ ra... Thế là, cô bé Thu
Minh trong tôi khóc, khóc thật nhiều, đến ướt cả vai áo của bố trên
đường đèo nhau về lại Sài Gòn”.
Mặc dù có được chiếc vé thông hành hoàn hảo và được giới chuyên môn
đánh giá cao, tuy nhiên hình ảnh của Thu Minh lúc bấy giờ vẫn chưa thực
sự tỏa sáng và sự nghiệp của cô có chút bình lặng.
Với sự giúp đỡ của nhạc sĩ Hoài Sa, Thu Minh có thể cho ra những sản
phẩm âm nhạc giới thiệu đến công chúng nhưng cô vẫn chọn phòng trà là
nơi kiếm sống cho bước đầu sự nghiệp của mình, để âm nhạc đến với khán
giả một cách nhẹ nhàng và cũng là cơ hội để Thu Minh kiếm thêm thu nhập
trang trải cho gia đình.
Trong thời kì này, âm nhạc của Thu Minh trở nên đa dạng. Các ca khúc nhạc đỏ, nhạc tiền chiến như
Ngàn thu áo tím (Hoàng Trọng),
Bóng cây Kơnia (Phan Huỳnh Điểu) hay
Giọt mưa thu (Đặng Thế Phong),... đều được Thu Minh thể hiện thành công và được phát lại nhiều lần trên sóng truyền hình lúc bấy giờ.
Thậm chí các ca khúc Âu Mỹ của các diva lúc bấy giờ cũng được Thu
Minh gửi đến khán giả ở nhiều phòng trà, tụ điểm âm nhạc, từ đó rèn
luyện phong cách và kĩ thuật cho bản thân Thu Minh.
Nữ ca sĩ cho biết cô rất thần tượng nữ diva Whitney Houston và bản thân cô cũng học hỏi rất nhiều từ thần tượng của mình.
Thu Minh và nhạc sĩ Hoài Sa
Chụp cùng nhạc sĩ Nguyễn Nam
|
Thiên Hương - Phát Trần
Comments[ 0 ]
Post a Comment