Thời gian qua, giá dưa
hấu ở Sóc Trăng nói riêng, ĐBSCL nói chung trượt giá một cách không ngờ.
Đã có không ít nông dân tính chuyện bỏ xứ… đi làm thuê để trả nợ tiền
vay trồng dưa.
Ông
Lê Văn Đá (ngụ ấp Kinh Đào, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, Sóc
Trăng) ngao ngán: “Gia đình tui có 3 đứa con. Do không có đất sản xuất
nên tụi nó đi làm thuê ở Bình Dương. Ở nhà còn 2 vợ chồng, vì không có
đất nên tôi ra xã An Ninh thuê 5 công đất để trồng dưa (mỗi công thuê 1
triệu đồng); thuê người lên liếp 700.000đ/công. Ngoài ra còn thuê tưới
nước, tiền mua hạt giống, mua phân bón… Nay thu hoạch được khoảng 4
tấn/công, bán với giá 3.000đ/kg dưa loại lớn, 2.000đ/kg loại nhỏ. Tính
ra, cầm chắc lỗ khoảng trên 3 triệu đồng/công. Nhà đã nghèo lại nghèo
thêm vì dưa hấu mất mùa mất giá. Vợ tôi tính hết vụ dưa này sẽ lên Bình
Dương làm thuê cùng với tụi nhỏ”…
Theo ông Đá, tiền đầu tư trồng dưa, phần lớn người dân
phải vay mượn bên ngoài với lãi suất khoảng 10%/tháng. Với 5 công dưa,
vợ chồng ông Đá lỗ khoảng 15 triệu đồng. Bà Thạch Thị Út (ấp Sà Lan, xã
An Ninh, huyện Châu Thành) trồng 3 công dưa, mỗi công bán được 2 triệu
đồng, chỉ đủ tiền trả cho hạt giống và phân bón; còn lỗ tiền thuê bơm
nước, nhân công. Cũng theo bà Út, do đất của nhà có sẵn nên lỗ chỉ
khoảng 1 triệu đồng/công.
Cũng ở ấp Sà Lan, chị Thạch Thị Hiền trồng 4 công dưa
lỗ 40 triệu đồng. Chị Hiền, cho biết: “Nhà không có đất, trong khi đó có
tới 5 miệng ăn. Sau khi làm 2 vụ lúa xong, người chủ đất cho thuê lại
nên gia đình tôi thuê 4 công trồng dưa với hi vọng có tiền trang trải
cuộc sống. Không ngờ vụ dưa này lỗ nặng quá nên đứa con lớn phải lên
Bình Dương làm thuê. Chồng tôi cũng đi làm thuê ngay trong huyện với hi
vọng có tiền trả bớt nợ”.
|
Nông dân Sóc Trăng buồn rầu vì dưa hấu rớt giá thê thảm. |
Theo chị Hiền, vay 40 triệu đồng, lãi 10%/tháng nhưng
chị mới trả được 10 triệu tiền vốn và 5 triệu tiền lãi thì kiệt sức,
trong khi đó chủ nợ liên tục kiếm đòi tiền. Còn chị Trần Thị Na Vi (cùng
ấp Sà Lan) gia đình thuộc diện hộ nghèo, có 4 đứa con còn nhỏ, không có
đất sản xuất. Vào mùa lúa thì đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Hết 2
vụ lúa thì chủ đất cho thuê ruộng trồng dưa, chị cũng thuê 3 công đất để
trồng dưa. Thế nhưng, đã 3 mùa dưa, gia đình chị Vi lỗ nặng, chưa vụ
nào có lời cả. Đất không có phải đi thuê, tiền đầu tư sản xuất cũng đi
vay lãi suất cao. Chị Vi tâm sự: “Vợ chồng làm thuê quanh năm để kiếm
tiền trả nợ nhưng trả mãi không xong. Tôi vừa bàn với chồng là dắt nhau
lên Đồng Nai làm thuê mới mong có tiền trả nợ dần cho chủ thôi”.
Khi chúng tôi đặt vấn đề “Vì sao năm nào cũng bị lỗ mà
vẫn thuê đất trồng dưa ?” thì chị Vi cho biết: “Chúng tôi là nông dân,
phải làm việc. Nếu ở không thì ngứa tay ngứa chân lắm. Nhiều lúc biết bị
lỗ nhưng vẫn phải làm, vì tới mùa mà không làm thì không coi được. Nhà
nào họ cũng làm chẳng lẽ mình lại ngồi chơi thì còn ra cái gì nữa. Vậy
là đua nhau trồng, cùng chịu cảnh lỗ như nhau. Hơn nữa, khi trồng dưa
chúng tôi cũng hi vọng trời thương mà cho mình chút tiền lời,
Comments[ 0 ]
Post a Comment