17 lô hàng với 8 loại nông sản Trung Quốc gồm
quýt, nho, cam, táo, hồng, chanh, cà rốt và củ cải trắng đã bị phát hiện
có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
280 tấn dính độc
Ngày
27/5, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam gửi công văn cho Cục An
toàn thực phẩm xuất nhập khẩu - Tổng cục Giám sát chất lượng, thanh tra
và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ). Nội dung công văn cảnh báo về 17 lô
hàng thực phẩm có nguồn gốc từ nước này xuất khẩu sang Việt Nam bị phát
hiện dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định của Việt
Nam.
|
Cà rốt Trung Quốc đang được bán tại nhiều chợ tại TP.HCM. |
Theo danh sách đính kèm, các lô hàng này gồm có quýt tươi, cà
rốt, nho tươi, chanh tươi, hồng quả, táo, cam tươi và củ cải trắng.
Trong đó, quýt tươi bị phát hiện vi phạm nhiều nhất với 8 lô hàng (126
tấn), cà rốt 2 lô (54 tấn), táo quả 1 lô (40 tấn), nho quả tươi 2 lô (20
tấn), còn lại mỗi mặt hàng có 1 lô vi phạm, khối lượng từ 6 đến 15 tấn.
Các
hóa chất thuốc bảo vệ thực vật bị phát hiện vượt ngưỡng gồm Carbendazim
(dùng để diệt nấm), Difenoconazol, Thiophanate, Propargite (dùng để
diệt nhện) và Methomyl. Do đó, NAFIQAD đề nghị AQSIQ thông báo cho các
cơ quan chức năng phía Trung Quốc điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn
gốc lô hàng trái cây Trung Quốc bị cảnh báo và áp dụng biện pháp khắc
phục phù hợp, đồng thời thông báo kết quả tới NAFIQAD để tránh tái diễn
tình trạng nêu trên.
Lô hàng đã được tiêu thụ hết
Ông
Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, cho biết 17 lô hàng
vi phạm trên được phát hiện trong những tháng đầu năm 2014. Toàn bộ hàng
hóa đã được tiêu thụ hết. Ông Hồng giải thích thêm dù các lô hàng trên
có chứa chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng quy định nhưng vẫn ở mức an
toàn đối với sức khỏe người sử dụng vì ngưỡng đặt ra là cực kỳ an toàn.
Từ ngưỡng này cho đến khi ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng còn rất xa,
người tiêu dùng không nên lo lắng. Việc Việt Nam thông báo cho Trung
Quốc chỉ là động thái mang tính ngăn chặn từ xa theo thông lệ thương mại
quốc tế.
Công tác xử lý sau khi phát hiện các trường hợp được
thực hiện theo Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc kiểm tra an
toàn thực phẩm, hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu. Theo đó, sẽ áp
dụng biện pháp kiểm tra chặt, nâng tần suất lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng
nhập khẩu sau lên 30% (trước đó là 10%), nếu tiếp tục vi phạm sẽ lấy
mẫu 100%, thậm chí cấm nhập khẩu các mặt hàng có nguồn gốc từ nơi phát
hiện vi phạm.
Tuy nhiên, thực tế các nhà xuất khẩu 17 lô hàng trên
đều vi phạm lần đầu nên chưa phải chịu chế tài bị cấm nhập khẩu sang
Việt Nam
Comments[ 0 ]
Post a Comment