Từ trường đại học đến các cơ sở dạy nghề đều đang có những nỗ lực chuẩn bị nguồn nhân lực theo những yêu cầu mới cho thời kỳ lao động Việt Nam bước vào môi trường cạnh tranh khu vực và toàn cầu.
Sinh viên Trường ĐH Khoa học tự
nhiên TP.HCM tự tin trao đổi với giáo sư nước ngoài tại một hội thảo
khoa học - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
|
Xác định ngành mũi nhọn
Theo ông Nguyễn Thành Hiệp, nguyên Trưởng phòng Dạy nghề Sở LĐ-TB-XH
TP.HCM, so với cách đây nửa năm, đã có một số chuyển biến đáng kể trong
việc chuẩn bị lực lượng lao động để hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN năm
2015.
Chẳng hạn TP.HCM lựa chọn 4 ngành công nghiệp trọng điểm để đầu tư,
phát triển là cơ khí chế tạo, điện tử, công nghệ thông tin, hóa chất
nhựa và chế biến lương thực thực phẩm.
Trong hệ thống các trường TCCN, tháng 3.2013, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng
yêu cầu khi xây dựng kế hoạch phát triển đến năm 2020 phải xác lập 3
ngành mũi nhọn của trường theo thứ tự ưu tiên cho từng ngành. Cụ thể,
cần quan tâm các nhóm ngành dịch vụ: tài chính - ngân hàng - bảo hiểm;
thương mại; du lịch; vận tải, cảng và kho bãi; bưu chính, viễn thông,
thông tin và truyền thông; kinh doanh tài sản bất động sản; tư vấn; khoa
học công nghệ; y tế; giáo dục và đào tạo và 4 ngành công nghiệp trọng
yếu là: cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; hóa chất - nhựa - cao su;
chế biến tinh lương thực thực phẩm.
Nâng chất lượng đào tạo nếu không muốn tụt lại
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng:
“Hiện tại quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 đã hoàn
thành được khoảng 80% đầu việc. Như vậy vấn đề cấp bách của giáo dục, mà
đặc biệt là giáo dục ĐH nước ta là phải chủ động thay đổi mạnh mẽ để
hội nhập”. Ông Nghĩa phân tích rằng sự hội nhập, tích hợp, phân công
trong giáo dục ĐH sẽ không chỉ diễn ra trong từng nước mà trên quy mô cả
ASEAN. Điều này thể hiện rõ trong tất cả các khâu của quá trình đào
tạo, từ tuyển sinh, quản lý cho đến đầu ra, việc làm. “Các trường ĐH
nước ta phải nâng chất đào tạo để xây dựng chuẩn đầu ra có tính cạnh
tranh trong khu vực. Nếu không làm được việc này thì không khéo các kỹ
sư, cử nhân Việt Nam sẽ thất nghiệp ngay chính trên sân nhà vì không
cạnh tranh được với đồng nghiệp đến từ các nước trong khu vực”, ông
Nghĩa khẳng định.
Comments[ 0 ]
Post a Comment