Khi đang vật lộn với bế tăc đầu ra, thua lỗ và nợ nần, các DN
rùng mình khi nhận được tin giá điện có thể sẽ điều tăng đến 7% trong
thời gian tới. Đó có thể sẽ là “cú bồi” khiến nhiều DN ngập thêm vào khó
khăn.
EVN tăng giá, DN kêu ca
Tiếp cận dự thảo giá điện,
ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam bày tỏ lo
ngại. Theo ông Lịch, các DN trong ngành chăn nuôi hiện đang "sống dở
chết dở". Nhiều DN vừa và nhỏ đã bị phá sản mà nguyên nhân cơ bản là do
giá đầu vào cao, chi phí cao. Nay lại nghe nói giá điện còn dự kiến tăng
lên từ 1.7 thì DN chỉ có nước "chết"”.
Trong khi đó, lãnh đạo
Công ty CP XNK Thủy sản Cửu Long cho hay, thủy sản, chúng tôi phải dùng
điện rất lớn cho các khâu làm lạnh, cấp đông. Từ đầu năm đến nay DN đã
rất khó khăn, nếu giá điện tăng thì DN sẽ không thể cạnh tranh nổi để có
lãi.
Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN cũng
cho biết: Xuất khẩu thủy sản liên tục gặp khó từ năm ngoái đến nay. DN
lo chi phí liên tục tăng lên. Giá điện tăng chắc chắn sẽ khiến nhiều DN
không xoay xở nổi, có thể nhiều DN sẽ bế tắc, phá sản...
Thuộc
diện tăng giá mạnh, ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép (VSA)
cho rằng, ngành thép không nên bị phân biệt đối xử. Theo ông Cường, hiện
nay sản xuất phôi tiêu thụ nhiều điện nhất, chiếm khoảng 6% giá thành,
còn các ngành gia công ống thép, thép cán, tráng tôn mã kẽm... chỉ tiêu
tốn khoảng 100 - 120 kWh mỗi tấn, tương ứng khoảng 1% trong giá thành.
Ngành thép bị ảnh hưởng sẽ tác động đến xây dựng, sản xuất đồ dùng sinh
hoạt.
Tăng giá điện đối với nhiều DN sản xuất vật liệu xây dựng
chẳng khác nào một cú bồi khiến họ “gục” hẳn. DN hiện nay không bán được
hàng mà còn phải gánh thêm chi phí tiền điện nữa thì có lẽ phải giảm
sản xuất, vì càng làm càng lỗ. DN thua lỗ. DN nghỉ làm thì hàng trăm lao
động cũng bị ảnh hưởng.
Tính toán tác động khi chi phí tăng, lãnh
đạo Visan cho biết, nếu giá điện tăng 2-7% thì DN đã yếu sẽ còn kiệt
quệ hơn. Chẳng hạn, DN hi phí tiền điện khoảng 1,5 tỉ đồng, nếu tăng giá
điện thêm 5% thì chi phí tăng thêm sẽ khoảng 90 triệu đồng mỗi tháng.
Chưa kể, giá điện chỉ tăng chứ chưa bao giờ giảm càng làm hàng loạt các
nguyên phụ liệu khác tăng theo. Trong khi đó, hàng hóa của DN thì tồn
đầy trong kho, DN kinh doanh kiểu gì để có thể trả được tiền điện?
Với
thái độ lo lắng, các DN cho rằng, thời điểm hiện nay sức mua đang xuống
rất thấp, gần như DN đang phải vật lộn với việc đẩy sức mua, nếu tăng
giá điện đồng nghĩa với việc chi phí đầu vào tăng thêm. Tăng giá điện sẽ
khiến sức cạnh tranh của DN yếu đi nhiều, các DN có lãi kinh doanh còn
chật vật, các DN nhỏ và vừa thì chỉ có lỗ. Trong khi hàng hóa không bán
được mà lại tăng chi phí đầu vào, doanh nghiệp không biết làm thế nào mà
xoay xở nổi.
Hạ lãi suất nhưng tăng giá điện
Chuyên
gia kinh tế Lê Đăng Doanh băn khoăn, trong lúc Chính phủ còn đang tìm
các giải pháp để hỗ trợ cho DN thì tại sao lại đề xuất tăng giá điện gấp
gáp vậy.
Theo các chuyên gia, khi chúng ta đang cố gắng giảm,
dãn nợ thuế cho DN, hạ lãi suất cho DN để họ cầm cự, quay trở lại kinh
doanh; nếu tăng giá điện quá mạnh sẽ đi ngược lại các nỗ lực "cứu" DN.
Giảm lãi suất cũng là cách giảm chi phí cho DN nay lại tăng giá điện thì
sẽ lại chất thêm khó khăn.
Thời điểm hiện nay, sức mua đang xuống
rất thấp, DN đang phải vật lộn với việc đẩy sức mua, nếu tăng giá điện
đồng nghĩa với việc chi phí đầu vào tăng thêm. Do đó, nên cân nhắc thời
điểm tăng giá điện
Chính
vì thế, trao đổi với báo chí, bà Phạm Chi Lan, các cơ quan Chính phủ
cần xem xét tính tác động của việc tăng giá điện theo nhiều phương án
khác nhau để có cái nhìn tổng thể và cân nhắc việc tăng giá là bao nhiêu
với tần suất bao nhiêu.
Đồng ý với quan điểm này, ông Lê Đăng
Doanh nhấn mạnh, nên cân nhắc thời điểm cần thiết. Nhất là việc tách DN
ximăng, sắt thép ra tính biểu giá riêng. Có thể cần làm việc này để cho
họ có ý thức đổi mới công nghệ, tiết kiệm ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư.
Nhưng cũng phải có lộ trình để họ chuẩn bị, chứ không nên thấy cần là
quyết tăng ngay.
Chuyên gia Lê Đình Ân cũng cho rằng, trong khi để
giúp DN phục hồi sản xuất, thoát khỏi khó khăn thì đáng lẽ cần giảm chi
phí đầu vào như lãi suất, chi phí sản xuất kinh doanh. Nếu tăng giá
điện thì đầu vào sẽ tăng, sẽ có những doanh nghiệp đang cố cầm cự có thể
không cầm cự được nữa...
“Nếu tăng giá điện 5-7%, dù ảnh hưởng
đến CPI chỉ dưới 1% nhưng trong bối cảnh khó khăn hiện nay sẽ có tác
động. Doanh nghiệp có thể bị phá sản do chi phí đầu vào tăng trong khi
không thể tăng giá bán”.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cảnh
báo, điều chỉnh giá điện sản xuất nói sẽ ảnh hưởng đến thu hút đầu tư
của Việt Nam, sau khi đã có phàn nàn về chi phí lao động không còn rẻ
nữa. Đây là điều phải cân nhắc khi chúng ta cần thu hút đầu tư mạnh hơn
sau giai đoạn kinh tế khó khăn.
PV
Comments[ 0 ]
Post a Comment