(Dân trí) - Sau 6 năm được thực hiện, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) bộc
lộ nhiều khiếm khuyết, trong đó vấn đề Quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ
mất cân đối trong tương lai gần do già hóa dân số.
Tại hội thảo lấy ý kiến về dự thảo
luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) do Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Ngân hàng
Thế giới (WB) vừa tổ chức, thống kê được đưa ra: Sau 6 năm thực hiện,
Luật BHXH vẫn chưa quản lý được đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt
buộc. Số người tham gia BHXH chỉ chiếm khoảng 20% lực lượng lao động; số
người tham gia tự nguyện chỉ chiếm khoảng 0,22% số đối tượng thuộc diện
tham gia BHXH tự nguyện. Tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH còn khá phổ
biến, đặc biệt ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các doanh nghiệp
FDI (chiếm hơn 70% tổng số nợ)...
Cùng đó là vấn đề Quỹ hưu trí và tử
tuất có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần. Vấn đề điều chỉnh Luật
Bảo hiểm xã hội đang gây nhiều chú ý trong xã hội
Bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Vụ Bảo
hiểm xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), Tổ trưởng Tổ biên tập dự thảo Luật thông
tin về một số điều mới trong Dự thảo Luật như: bổ sung đối tượng tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý
doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương;
không khống chế tuổi trần tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; bổ sung
quy điụnh điều chỉnh trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp... Cụ
thể Dự thảo Luật BHXH sửa
đổi, mức hưởng chế độ ốm đau đối với người nghỉ việc do mắc bệnh cần
chữa trị dài ngày mà hết thời hạn 180 ngày vẫn phải tiếp tục điều trị vẫn được thanh toán với mức thấp hơn.
Dự thảo Luật cũng đã bổ sung nhiều
điểm mới liên quan đến quỹ hưu trí và tử tuất. Theo đó, để cân đối quỹ
hưu trí, dự thảo đưa ra lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với từng nhóm
đối tượng cho đến khi tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ bằng nhau là 62
tuổi; đồng thời nâng thêm 5 tuổi đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả
năng lao động; tăng dần số năm đóng bảo hiểm xã hội. Về chế độ tử tuất,
dự thảo quy định cho phép thân nhân người lao động được lựa chọn hưởng
trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất 1 lần. Dự thảo cũng quy định
việc hợp nhất quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện với quỹ hưu trí và tử tuất.
Quỹ lương hưu ngày càng phình to do Việt Nam bước vào giai đoạn dân số già hóa
Nhận xét về nguy cơ quỹ hưu trí và tử
tuất có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần, ông Philip Okeefe,
chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới đưa ra cảnh báo: Dân
số Việt Nam sẽ già hóa, lúc đó cần tính toán kỹ mức lương hưu xã hội sẽ
là bao nhiêu để đảm bảo khả năng chi trả của ngân sách. Do đó phải tính
toán kỹ nên áp dụng chế độ lương hưu xã hội toàn dân hay đối tượng mục
tiêu. Tổ chức ILO đưa ra khuyến nghị: Để cân đối quỹ lương hưu xã hội
của tất cả các nước nói chung cần tăng đội tuổi nghỉ hưu lên 65 tuổi, áp
dụng tỉ suất tích lũy thống nhất là 1,5 hoặc 2%, điều chỉnh lương hưu
theo mức tăng lương.
Liên quan đến chế độ thai sản, hiện
quy định điều kiện được hưởng chế độ khi sinh con, nhận nuôi con nuôi
khi phải có đủ 6 tháng đóng BHXH trong thời gian 12 tháng trước khi sinh
con. Thực tế, với những trường hợp người lao động có nhiều năm đóng
BHXH nhưng khi mang thai do thai không bình thường phải nghỉ dưỡng thai
dài ngày sẽ không được hưởng nên rất bị thiệt thòi. Xuất phát từ bất cập
này, dự thảo Luật BHXH đã quy định đối tượng được hưởng chỉ phải đóng
BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Tuy nhiên, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ
tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho rằng, nên bỏ quy định phải
có xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp lao động nữ đi làm trước
khi hết thời hạn nghỉ sinh con vì Luật đã khống chế thời gian nghỉ trước
khi sinh không quá 2 tháng và phải nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 4 tháng.
Phạm Thanh
Comments[ 0 ]
Post a Comment