Đáng lo ngại hơn, Trung Quốc dường như đang tiến đến khẳng định các yêu
sách trên Biển Đông của mình dựa trên không chỉ UNCLOS mà còn dựa trên
chứng cứ lịch sử.
Trong khi, Malaysia, Philippine và
Việt Nam dường như đang có các bước điều chỉnh yêu sách của mình phù hợp
với các quy định của UNCLOS, chính sách của Trung Quốc đối với các yêu
sách tại Biển Đông dường như là “sự mập mờ có chủ ý ” khi nước này từ
chối các yêu cầu làm sáng tỏ yêu sách chủ quyền và yêu sách vùng biển.
|
Một bộ quy tắc ứng xử được xem như là một
phương cách tốt để giảm thiểu nguy cơ xung đột vũ trang trên vùng Biển
Đông - Ảnh minh họa |
Đáng lo ngại hơn, Trung Quốc dường như đang tiến đến khẳng định các yêu
sách trên biển của mình dựa trên không chỉ UNCLOS mà còn dựa trên chứng
cứ lịch sử. Điều này đặc biệt đáng lo ngại bởi vì hầu hết các chuyên gia
pháp lý quốc tế đều đồng ý rằng không có cơ sở cho yêu sách lịch sử về
chủ quyền trong UNCLOS hay trong tập quán pháp.
Chính sách của Trung Quốc đối với yêu sách ở Biển Đông dường như là “mập mờ có chủ ý ”.
Một trong các vấn đề do yêu sách chủ
quyền của Trung Quốc tại Biển Đông gây ra đó là liệu Trung Quốc có đang
yêu sách chủ quyền đối với các thực thể địa chất không đáp ứng tiêu chí
là đảo theo như quy định của UNCLOS không.
Ví dụ, Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với Bãi Trung Sa mặc dù đây là
bãi đá chìm dưới nước hoàn toàn kể cả khi thủy triều xuống thấp. Theo
luật pháp quốc tế, yêu sách chủ quyền lãnh thổ chỉ được áp dụng đối với
các thực thể ngoài khơi đáp ứng được các tiêu chí là đảo.
Trung Quốc có thể điều chỉnh các yêu
sách trên biển của mình phù hợp với UNCLOS bằng cách yêu sách chủ quyền
đối với các thực thể đáp ứng được tiêu chí là đảo và chỉ yêu sách vùng
đặc quyền kinh tế 200 hải lý đối với các đảo lớn. Trung Quốc có thể lập
luận rằng các đảo nên có toàn bộ hiệu lực, đặc biệt khi vùng đặc quyền
kinh tế từ đảo thuộc không gian biển nằm ngoài giới hạn vùng đặc quyền
kinh tế mà các quốc gia ven biển yêu sách tính từ bờ biển của các quốc
gia này.
Vấn đề chính gây tranh cãi về yêu sách
của Trung Quốc tại Biển Đông là phạm vi các yêu sách của nước này không
dựa trên các yêu sách từ các đảo đang có tranh chấp, mà lại dựa vào
đường chín đoạn đang bị các nước phản đối. Đường chín đoạn được vẽ trên
bản đồ của Trung Quốc đính kèm theo trong công hàm gửi lên Tổng Thư Ký
Liên Hợp Quốc vào tháng 5 năm 2009 phản đối đơn xin mở rộng thềm lục địa
của Malaysia và Việt Nam.
Nguyên nhân chính của quan ngại là các
hành động của Trung Quốc kể từ năm 2009 cho thấy Trung Quốc đang theo
đuổi yêu sách chủ quyền của mình theo ba hướng. Thứ nhất, Trung Quốc yêu
sách chủ quyền đối với các đảo và vùng nước liền kề. Thứ hai, Trung
Quốc đang đòi hỏi là các đảo có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của riêng nó. Thứ ba, Trung Quốc đồng thời yêu sách quyền chủ quyền,
quyền tài phán và quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên nằm trong đường
chín đoạn dựa trên quyền lịch sử.
Không có khả năng các quốc gia có yêu
sách chủ quyền khác chấp nhận quan điểm của Trung Quốc rằng nước này
quyền lịch sử và quyền tài phán đối với các nguồn tài nguyên trong đường
chín đoạn vì các yêu sách này không dựa trên các nguyên tắc của luật
pháp quốc tế.
Do đó, trừ phi Trung Quốc sẵn lòng điều chỉnh yêu sách biển của mình phù
hợp với UNCLOS và giới hạn các yêu sách vùng biển của mình đốí với các
đảo, nếu không Trung Quốc sẽ tiếp tục gây ra các xung đột về pháp lý với
các quốc gia láng giềng trong ASEAN.
(Lược trích từ bài viết: “The South China Sea: the evolving dispute
between China and her maritime neighbours". Tác giả là Robert Beckman,
Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Phó
Giáo sư khoa luật NUS. Người dịch: Thái Giang, Hiệu đính: Minh Ngọc
(Nghiên Cứu Biển Đông), tiêu đề do Infonet đặt).
Comments[ 0 ]
Post a Comment