Vợ kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của chồng (hoặc ngược lại) nhằm
tạo cho người đó sự phụ thuộc về tài chính, có thể bị phạt 1 triệu đồng.
Bộ Công an đang lấy ý kiến rộng rãi về
Dự thảo Nghị định “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa
cháy; phòng, chống bạo lực gia đình”.
Nhiều quy định xử phạt trong lĩnh vực trật tự xã hội, tệ nạn xã hội
được bỏ đi hoặc sửa đổi. Riêng các quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh
vực phòng chống bạo lực gia đình, cơ bản vẫn giữ nguyên so với Nghị định
110 có từ năm 2009.
Một số quy định đáng chú ý là: Sẽ phạt đến 1 triệu đồng nếu vợ có
hành vi kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của chồng (hoặc ngược lại)
hoặc nguồn tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho người đó cũng như
thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính.
Nếu con cái bất hiếu, bỏ mặc, không chăm sóc cha mẹ già yếu, hoặc
thành viên gia đình là người tàn tật, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ, có
thể bị xử phạt đến 2 triệu đồng.
Con đe dọa tự gây thương tích hoặc tự gây thương tích cho mình để đòi
hỏi cha mẹ, thành viên gia đình đáp ứng yêu cầu của mình (hoặc ngược
lại), sẽ bị phạt 100.000 đến 300.000 đồng.
Ép buộc con cái, thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống, sẽ bị phạt đến 2 triệu đồng.
Các hành vi cũng có thể bị phạt 2 triệu đồng gồm: Đối xử tồi tệ với
vợ/chồng, con cái, thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt
chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, cũng sẽ bị
xử phạt cùng mức tiền trên; Cha/mẹ cưỡng ép con lột bỏ quần áo trước mặt
người khác hoặc nơi công cộng.
Ép buộc con cái, thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống, sẽ bị phạt đến 2 triệu đồng (Ảnh: Thế Yên)
Chồng có hành vi lăng mạ, chửi bới, chì chiết vợ hay con cái, thành
viên gia đình hoặc ngược lại, sẽ phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu
đồng.
Một số hành vi sẽ bị phạt 100.000 đồng đến 300.000 đồng gồm: Không cho cha mẹ, con cái, vợ/chồng đọc sách,
báo, nghe, xem chương trình phát thanh, truyền hình hoặc tiếp cận với thông tin đại chúng hàng ngày.
Các hành vi bị phạt mức tiền tương tự là: Chồng/cha không cho vợ/con
tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh. Cha mẹ cưỡng ép hay
cản trở con cái kết hôn, ly hôn bằng cách uy hiếp tinh thần. Ngăn cản
quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa
vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Có thể phạt 1 triệu đồng nếu: Chồng ép buộc vợ, con, thành viên gia
đình (hoặc ngược lại) ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vào ban đêm hoặc lúc
trời mưa, bão, gió rét. Ép buộc vợ/chồng của người có hành vi bạo lực
sống chung một nhà hoặc ngủ chung phòng với người tình của người có hành
vi bạo lực.
Người biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ
chức, người có thẩm quyền, cũng có thể bị phạt 300.000 đồng.
Quy định xử phạt và mức phạt đối với các hành vi nói trên đã có từ
năm 2009 đến nay. Tuy nhiên thực tế trước đến nay, hầu hết các hành vi
này vẫn chưa bị cơ quan có thẩm quyền xử lý
bao giờ.
Lôi kéo người khác cùng mua dâm: Phạt 10 triệu
Mức xử phạt hành chính về tệ
nạn xã hội, Dự thảo quy đinh: Người mua dâm có thể bị phạt đến 1 triệu
đồng còn người bán dâm bị phạt đến 300.000 đồng. Người lôi kéo hoặc ép
buộc người khác cùng mua dâm sẽ bị phạt 5 triệu đến 10 triệu đồng.
Trong lĩnh vực trật tự an
toàn xã hội, mức phạt hành chính cho hành vi “để chó, mèo, động vật nuôi
cắn, gây thương tích hoặc thiệt hại tài sản cho người khác” lớn nhất là
1 triệu đồng.
Sẽ phạt 100.000 đến 300.000
đồng nếu có hành vi “Khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm người khác”. Hành
vi này có cùng mức phạt với: “Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các
lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư”; “Hành vi này có mức phạt
ngang với thả rông động vật nuôi nơi công cộng”; “Gây ồn ào từ 23h hôm
trước đến 5h sáng hôm sau”.
|
Thư Lê
Comments[ 0 ]
Post a Comment