Gần đây, nhiều món ăn miền Nam tuy mới “Bắc tiến” nhưng đã khiến
giới trẻ Hà thành “phát cuồng”. Song, không ít lâu sau thì thông tin về
độ an toàn, đảm bảm chất lượng của các món ăn này lại khiến thực khách
lo ngay ngáy.
Sốt xình xịch...
Món bánh tráng trộn có nguồn
gốc từ Tây Ninh, mới bắt đầu xuất hiện ở Hà Nội nhưng đã được rất nhiều
bạn trẻ ưa thích. Chế biến bánh tráng trộn đơn giản: bánh tráng mỏng
được cắt nhỏ trộn cùng loại xoài xanh thái sợi, thịt bò khô, trứng chim
cút, rau sống, hành phi, lạc. Giá của một bát bánh tráng trộn dao động
từ 15.000 đến 20.000 đồng tùy cửa hàng. Do dễ ăn, lạ miệng, được yêu
thích, nên các hàng bánh tráng trộn mọc lên ngày càng nhiều, có thể dễ
dàng bắt gặp trên các phố Hàng Tre, Lý Quốc Sư, Ngọc Hà...
Không
giống như bánh tráng trộn, trên địa bàn Hà Nội chỉ có một số quán có món
bánh tráng nướng như Hàng Tre, Hàng Trống... , nhưng các quán này đều
rất đông khách do bánh dễ ăn, hợp khẩu vị và giá thành hợp lý.
Món
bánh tráng nướng xuất xứ từ Đà Lạt, hình dáng hơi giống bánh pizza nên
đôi lúc còn được gọi là pizza phiên bản Việt. Bánh tráng nướng được chế
biến bằng cách đặt một chiếc bánh tráng mỏng lên bếp, đập trứng dàn đều
rồi múc hành lá thái nhỏ rải đều lên mặt bánh. Khi hành và trứng bắt đầu
chín thì rắc những vị khác như tép, thịt gà, thịt bò, xúc xích, phô mai
lên bề mặt.
Khi ăn, thực khách có thể tự dùng kéo để cắt bánh
thành miếng vừa ăn, thường giống kiểu pizza cho dễ cầm. Bánh được ăn kèm
với tương ớt, nước dấm chua ngọt. Giá mỗi chiếc bánh tráng nướng dao
động từ 10.000 đến 25.000 đồng, tùy nhân bánh.
Nếu
như món bánh tráng nướng, bánh tráng trộn vô cùng được yêu thích vào
mùa lạnh thì món chè khúc bạch lại tạo nên một cơn sốt vào mùa hè năm
nay. Có người cho rằng chè khúc bạch xuất hiện lần đầu tiên tại một quán
ăn đặc sản Tây Ninh, có người lại cho rằng món chè này là sự kết hợp
giữa tây và ta, phần “khúc bạch” chính là panna cotta - một món tráng
miệng khá nổi tiếng của người Ý, hạnh nhân lát rang vàng cũng thường
thấy trong bánh Âu. Theo những người sành ăn, chè khúc bạch xuất hiện ở
Sài Gòn khá lâu và là món tráng miệng của người Hoa được dùng trong các
đám cưới, sinh nhật với tên gọi đậu phụ hạnh nhân.
Chè khúc bạch
thường làm từ gelatin, sữa tươi và dầu hạnh nhân. Nước chè nấu từ đường,
cho thêm hạnh nhân cắt lát, dừa tươi, nhãn, vải, chôm chôm... Chè có
nhiều phiên bản nhưng nhìn chung đều có vị thanh, mát, thích hợp để giải
nhiệt mùa hè.
Món
chè khúc bạch đã nhanh chóng len lỏi vào từng ngõ ngách của Hà Nội. Dễ
dàng tìm thấy các hàng chè khúc bạch trên các phố lớn, trong các hàng
cơm trưa văn phòng hay tại các phố nhỏ, gánh hàng rong. Giá một bát chè
khúc bạch từ 15.000 đến 25.000 đồng.
Một lý do khác khiến các món
ăn trên đại náo Hà Nội là hiệu ứng đám đông. Có những thời điểm, đi đâu
cũng thấy giới hỏi nhau đã ăn bánh tráng nướng, chè khúc bạch chưa?...
Hay mỗi khi thưởng thức những món đặc sản đó, nhiều người không quên
chụp ảnh và “post” lên facebook khiến người khác càng tò mò và cũng muốn
ăn thử.
... Và lo ngay ngáy
Bánh tráng
trộn, bánh tráng nướng, chè khúc bạch có rất nhiều điểm chung: cùng được
du nhập từ miền Nam, là những món ăn bình dân vỉa hè, nhanh chóng được
yêu thích, và sau một thời gian gây sốt đều khiến thực khách lo ngại về
vệ sinh an toàn thực phẩm.
|
Bì lợn bẩn được chế biến làm gelatine ở Trung Quốc. |
Đối
với món chè khúc bạch, nguyên liệu quan trọng nhất để tạo món ăn chính
là gelatine. Gelatin là một chất rắn không màu, không vị, trong mờ, giòn
(khi để khô), làm từ collagen lấy trong da lợn và xương gia súc. Nó
thường được dùng làm chất làm đông trong thực phẩm, dược phẩm.
Tuy nhiên, ngược lại năm 2012, công nghệ chế biến gelatine siêu
bẩn bị phát giác ở Trung Quốc. Loại gelatine công nghiệp này được sản
xuất từ da phế thải, được nhiều công ty dùng để chế biến vỏ nang cho
nhiều loại thuốc, dùng sản xuất kem, sữa chua và nhiều loại đồ uống.
Công nghệ chế biến gelatin diễn ra trong môi trường rất bẩn thỉu, mất vệ
sinh. Người ta ngâm da phế liệu trong nước vôi từ 3 đến 4 giờ rồi cho
vào máy làm sạch và lại ngâm trong bồn nước lớn từ 3 đến 5 ngày. Sau đó
vớt da mang đi phơi. Cuối cùng thành phẩm được nấu thành gelatin.
BS
Lê Thị Tuyết Phượng, Phó Khoa nội tiêu hoá - gan mật, bệnh viện Nhân
dân 115 (TP.HCM) cho biết, gần đây bệnh viện thường xuyên tiếp nhận
nhiều trường hợp nhiễm giun sán, đặc biệt giun đũa. Hàng rong là một
trong những con đường trực tiếp dẫn đến nguy cơ này, trong đó bánh tráng
trộn, bởi các loại giun đũa từ chó, mèo có thể thâm nhập vào món ăn qua
bàn tay người bán; hoặc do chó, mèo trực tiếp truyền vào khi nguyên
liệu làm bánh tráng phơi ngoài đường, hoặc được sản xuất qua loa, không
an toàn vệ sinh. Vì giá bán rẻ, chỉ vài ngàn đồng nên rất có khả năng
người bán đã mua nguyên liệu như muối tôm, bò khô, xoài xanh, trứng cút,
gan bò... từ nguồn trôi nổi, không nhãn mác, xuất xứ rõ ràng.
Theo
ThS.BS Đào Thị Yến Phi, trưởng bộ môn dinh dưỡng, ĐH y khoa Phạm Ngọc
Thạch (TP.HCM), với những mẹt hàng bánh tráng trộn bán rong, hầu hết
không an toàn cho sức khoẻ người dùng. Yếu tố đầu tiên kể đến là các
loại bịch nilông đựng bánh. Rồi muối tôm khô trộn nhiều phẩm màu, bò khô
và nước bò cũng ướp tẩm nhiều phẩm màu cho đẹp mắt nhưng lại ảnh hưởng
xấu đến sức khoẻ. Đã thế, một số thực phẩm chưa bán hết, có thể đã ôi
thiu nhưng vẫn được chế biến lại. Vì bánh tráng trộn là món nguội nên
không được tiệt trùng như nhiều thực phẩm khác. Người ăn vào có thể bị
ngộ độc thực phẩm, nôn ói, nhức đầu, có những biểu hiện di chứng về thần
kinh rất nguy hiểm.
N.Anh
Comments[ 0 ]
Post a Comment